Tổ chức phi lợi nhuận là gì? Mục đích của các tổ chức phi lợi nhuận

Tổ chức phi lợi nhuận là gì? Không phải ai cũng hiểu rõ ràng khái niệm này. Hãy cùng index.vn tìm hiểu cách thức hoạt động và mục đích của những tổ chức này.

Tổ chức phi lợi nhuận là gì?

Trong khi các tổ chức vụ lợi nhuận tồn tại để tìm kiếm lợi nhuận thì các tổ chức phi lợi nhuận tồn tại nhằm cung cấp các chương trình và dịch vụ cho lợi ích cộng đồng.
Trong khi các tổ chức vụ lợi nhuận tồn tại để tìm kiếm lợi nhuận thì các tổ chức phi lợi nhuận tồn tại nhằm cung cấp các chương trình và dịch vụ cho lợi ích cộng đồng.

Tổ chức phi lợi nhuận hay tổ chức bất vụ lợi (Nonprofit Organization – NPO) là tổ chức không phân phối các quỹ thặng dư của nó cho các cá thể hay cổ đông mà sử dụng các quỹ để tài trợ cho các mục đích hướng tới cho toàn xã hội.

Các ví dụ của loại tổ chức này có thể là các quỹ từ thiện, tổ chức nghệ thuật cộng đồng, hiệp hội thương mại. Đa số các chính phủ hoặc cơ quan thuộc chính phủ phù hợp với định nghĩa này nhưng ở phần lớn các nước chúng được xếp vào loại tổ chức khác và không được coi là tổ chức phi lợi nhuận

Tổ chức phi lợi nhuận có thể là một tổ chức phi chính phủ nhưng tổ chức phi chính phủ có ý nghĩa rộng lớn hơn, có thể là tổ chức toàn cầu nhưng hoạt động độc lập và không liên quan đến chính phủ của quốc gia nào.

Tại nhiều nước, muốn được công nhận là Tổ chức phi lợi nhuận cần theo quy trình rõ ràng mà luật pháp nước sở tại và theo thông lệ quốc tế quy định.

Đặc điểm của tổ chức phi lợi nhuận

Trong khi các tổ chức vụ lợi nhuận tồn tại để tìm kiếm lợi nhuận thì các tổ chức bất vụ lợi tồn tại nhằm cung cấp các chương trình và dịch vụ cho lợi ích cộng đồng. Thường thì các chương trình và dịch vụ này không được cung cấp bởi các thực thể tại địa phương hoặc quốc gia. Chúng có thể tạo ra lợi nhuận, gọi chính xác là thặng dư, nhưng các thặng dư như vậy phải được tổ chức đó giữ lại để tích lũy cho các chương trình và dịch vụ trong tương lai. Các thu nhập không thể đem ra làm lợi nhuận cho các cá nhân hoặc các nhà đầu tư. 

Các tổ chức bất vụ lợi có thể dùng các quỹ nhỏ để thuê các cá nhân quản lý và lãnh đạo. Trong quá khứ nhiều tổ chức phi lợi nhuận không chấp nhận điều này và xem đó là kinh doanh và chạy theo đồng tiền, nhưng từ cuối những năm 1980 người ta đã nhất trí rằng các tổ chức phi lợi nhuận có thể đạt được các sứ mệnh của chúng hiệu quả hơn bằng việc dùng một số phương thức tương đương được phát triển tại các xí nghiệp vụ lợi nhuận. Các phương thức đó gồm việc quản lý nội bộ hiệu quả, đảm bảo tính có thể định khoản với các kết quả, giám sát hiệu quả các bộ phận hay dự án để đạt được việc sử dụng tốt nhất ngân quỹ và nhân lực. Điều này đòi hỏi việc quản lý, do đó việc quản lý tốt là cần thiết để sứ mệnh của tổ chức phi lợi nhuận có thể đạt được.

Cách hoạt động của các tổ chức phi lợi nhuận

Tổ chức phi lợi nhuận có cách thức hoạt động khá giống các doanh nghiệp như: Có quy trình tuyển dụng và giữ chân nhân viên, bảo đảm mức lương thưởng tương đồng trên thị trường lao động, đặt ra các nhiệm vụ cụ thể cho các vị trí, có hướng đào tạo và phát triển…

Các tổ chức phi lợi nhuận ở Việt Nam có thể kể đến như: Tổ chức tình nguyện vì hòa bình Việt Nam, Giấc mơ Việt Nam, Aiesec, Câu lạc bộ tình nguyện HOPE, bảo hiểm xã hội…

Các hình của thức tổ chức phi lợi nhuận 

Tổ chức phi lợi nhuận có cách thức hoạt động khá giống các doanh nghiệp
Tổ chức phi lợi nhuận có cách thức hoạt động khá giống các doanh nghiệp

Tổ chức từ thiện

Để hoạt động dưới dạng tổ chức từ thiện, ngay từ đầu phải đăng ký công ty dưới hình thức từ thiện. Tổ chức từ thiện được miễn thuế hoàn toàn và tất cả lợi nhuận kiếm được đều phải phục vụ cho các hoạt động từ thiện, có thể được tổ chức như quỹ ủy thác, hiệp hội hoặc công ty.

Tổ chức phi chính phủ (NGO)

Được Nhà nước hoặc các tổ chức quốc tế tài trợ và hoạt động dưới dạng độc lập, không liên quan đến chính phủ của quốc gia nào.

Hình thức Hợp tác xã

Tổ chức này do nhiều cá nhân hợp thành, các thành viên có chung những quy định, một văn hóa rõ ràng khi theo đuổi các mục tiêu chung về văn hóa, xã hội, kinh tế và hưởng lợi ích chung của tổ chức. 

Tổ chức cá nhân

Điểm khác biệt là tổ chức này có nguồn cung cấp tài chính. Doanh thu của tổ chức đến từ các khoản tài trợ hoặc đầu tư.

Quỹ tương hỗ

Là dạng tổ chức tài chính trong đó lợi nhuận sẽ được tái đầu tư vào quỹ nhằm mục đích phát triển hoặc duy trì tổ chức. Quỹ tương hỗ được gây quỹ từ chính các thành viên. 

Doanh nghiệp xã hội

Doanh nghiệp xã hội có thể bán hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích gây quỹ cho các dự án vì cộng đồng. Doanh thu thặng dư được tái đầu tư vào tổ chức để phục vụ cộng đồng.

Phòng thương mại

Là tổ chức do nhóm các doanh nhân tập hợp nhằm thúc đẩy các hoạt động hợp tác và đầu tư, thương mại. Quỹ được gây dựng từ phí thu được của thành viên tại các doanh nghiệp địa phương.

Tổ chức hữu nghị anh em

Thành lập dựa trên niềm tin, sở thích chung và mục tiêu của các thành viên (có điểm chung sở thích về văn hóa, xã hội... hoặc mục tiêu từ thiện).

Mục đích của các hoạt động phi lợi nhuận

Khác với các tổ chức khác, tổ chức bất vụ lợi hướng mục tiêu hoạt động của mình đến các hoạt động mang tính cộng đồng. Bằng cách này hay cách khác, họ chấp nhận những khoản phí lớn để đổi lại những giá trị khác mà họ cần.

Một số tổ chức lại mong muốn tạo ra môi trường lành mạnh, bổ ích cho các cá nhân, hay thành cây cầu nối giữa các tầng lớp xã hội. Hầu hết xã hội mới chỉ biết đến các tổ chức phi lợi nhuận, song còn có sự tồn tại của những dự án phi lợi nhuận, là những bộ phận của các tổ chức, các doanh nghiệp hoạt động vị lợi nhuận.

Dự án phi lợi nhuận thuộc một một tổ chức, doanh nghiệp thường là một dự án độc lập, có một bộ phận chuyên trách về dự án, hoạt động vì nhiều mục đích như truyền thông, hoạt động cộng đồng...

Một số lĩnh vực thu hút các dự án phi lợi nhuận:

  • Các vấn đề về phúc lợi xã hội, an sinh xã hội
  • Môi trường
  • Xoá đói giảm nghèo
  • Các dự án phát triển cộng đồng

Một số tổ chức bất vụ lợi quy mô toàn cầu

Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên
  • Wikipedia (bách khoa toàn thư mở)
  • Tổ chức Bảo tồn Quốc tế
  • Viện Goethe
  • Hòa bình xanh
  • Thanh thương Hội Quốc tế
  • Viện Quản lý Dự án
  • WWF Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên: một quỹ được thành lập với mục đích bảo vệ các loài vật quý hiếm
  • Quỹ Mozilla
  • AIESEC Tổ chức sinh viên phi lợi nhuận lớn nhất thế giới
  • Canstruction
  • CEP: Quỹ hỗ trợ vốn cho người nghèo tự tạo việc làm
  • ....

Tin liên quan

Tin mới