Ethereum (ETH) là gì? Ethereum và Bitcoin có những điểm khác biệt nào?
Ethereum là gì?
ETH hay Ether (ký hiệu: Ξ) là đồng tiền kỹ thuật số của chuỗi khối Ethereum. Trong mạng lưới của Ethereum, ETH có vai trò như nhiên liệu để thực thi các hoạt động liên quan đến giao dịch (phí Gas).
Ethereum là nền tảng điện toán có tính chất phân tán, công cộng, mã nguồn mở dựa trên nền tảng công nghệ Blockchain. Nó có tính năng hợp đồng thông minh, tạo thuận lợi cho các thỏa thuận hợp đồng trực tuyến. Nền tảng này gồm một máy ảo hoàn toàn Turing - Ethereum Virtual Machine (EVM), có thể thực thi các hợp đồng thông minh bằng cách sử dụng một mạng lưới máy tính Ethereum. Ethereum cung cấp một loại tiền thuật toán gọi là "Ether", có thể được chuyển giữa các tài khoản và được sử dụng để trả công cho các thợ đào giúp thực hiện việc tính toán. "Gas" là một cơ chế giá giao dịch nội bộ, được dùng để giảm thiểu giao dịch spam và phân bổ các nguồn lực trên mạng lưới.
Ethereum là một dự án Blockchain Layer 1 cho phép nhiều lập trình viên xây dựng các ứng dụng phi tập trung và các tổ chức tự trị phi tập trung. Trong đó:
- Các tổ chức tự trị phi tập trung (DAOs - Decentralized Autonomous Organizations) là một tổ chức được vận hành bởi các thành viên dựa trên bộ quy tắc được mã hóa bằng code. Tất cả thành viên đều có quyền biểu quyết các quyết định quan trọng của DAOs.
- Các ứng dụng phi tập trung (DApps - Decentralized Application) là các phần mềm được triển khai độc lập, không nằm trên máy chủ nào đó duy nhất mà được lưu trữ một cách phân tán trên các kho lưu trữ phi tập trung và có thể được viết bởi bất cứ ngôn ngữ nào.
Lịch sử của Ethereum
Ethereum ban đầu được mô tả trong văn bản của Vitalik Buterin, một lập trình viên liên quan đến Bitcoin (BTC) vào cuối năm 2013 với mục tiêu xây dựng các ứng dụng phân quyền. Buterin đã lập luận rằng BTC cần một ngôn ngữ kịch bản để phát triển ứng dụng. Không đạt được thỏa thuận với nhóm phát triển BTC, ông đề xuất phát triển một nền tảng mới với ngôn ngữ kịch bản tổng quát hơn. 4 thành viên ban đầu của nhóm Ethereum là Mihai Alisie, Vitalik Buterin, Charles Hoskinson và Anthony Di Iorio. Phát triển chính thức của dự án phần mềm Ethereum bắt đầu vào đầu năm 2014 thông qua một công ty Thụy Sĩ là Ethereum Switzerland GmbH (EthSuisse).
Sau đó, một tổ chức phi lợi nhuận tại Thụy Sĩ có tên Ethereum Foundation cũng được thành lập. Việc phát triển Ethereum được tài trợ bởi đám đông trực tuyến trong suốt tháng 7 và 8 năm 2014, với những người tham gia mua Ethereum bằng các loại tiền mã hoá khác như BTC. Mặc dù có những lời khen đầu tiên về những đổi mới kỹ thuật của Ethereum, nhưng cũng có các ngờ vực về tính an toàn và khả năng mở rộng của nó.
Ethereum đã được đề xuất vào cuối năm 2013 bởi Vitalik Buterin - nhà nghiên cứu tiền điện tử và nhà lập trình. Việc phát triển Ethereum ban đầu được tài trợ qua hình thức crowd funding suốt tháng 7 và 8/2014. Hệ thống này được khởi động vào ngày 30/7/2015, với 11,9 triệu đồng ETH đã được đào sẵn (premined) để bán lại cho các nhà tài trợ. Số tiền này chiếm khoảng 13% tổng số ETH được lưu hành.
Năm 2016, Ethereum bị chia thành 2 blockchain, do sự sụp đổ của dự án DAO (Decentralized autonomous organization). Hai chuỗi có số lượng người sử dụng khác nhau, nhánh thiểu số được đổi tên thành Ethereum Classic và nhánh đa số giữ nguyên tên Ethereum.
Cách hoạt động của Ethereum Blockchain
Về cơ bản, blockchain của Ethereum cũng tương tự các blockchain khác, nó được cấu thành bởi mạng lưới các máy tính hay còn gọi là Nodes.
Để tham gia vào mạng lưới, các nodes cần cài đặt phần mềm Ethereum Client như Parity, Geth,... Khi cài đặt Ethereum Client, đồng nghĩa việc các nodes sẽ phải chạy một chương trình máy ảo là Ethereum Virtual Machine (EVM). EVM sẽ chịu trách nhiệm thực thi các Smart Contract (hợp đồng thông minh).
Khi các nhà phát triển muốn xây dựng ứng dụng phi tập trung (dapps) trên Ethereum, họ cần triển khai các smart contract thông qua ngôn ngữ lập trình Solidity.
Cách hoạt động của Máy ảo Ethereum (EVM) trên Ethereum Blockchain
Và để kích hoạt việc thực thi các hoạt động như lệnh giao dịch, smart contract... mạng lưới cần đến một lượng phí gọi là “Gas". Phí Gas trong mạng Ethereum được thanh toán bằng đồng Ether (Ξ hay ETH).
Khi giao dịch được thực thi, mạng lưới cần xác nhận xem nó có hợp lệ không. Thành phần đảm nhiệm công việc này gọi là Miner Node.
Để mạng lưới vận hành độc lập, nhất quán các miner nodes phải tuân thủ luật đồng thuận Consensus (còn gọi là cơ chế đồng thuận). Trước đây, Ethereum sử dụng cơ chế đồng thuận tên là PoW (Proof of Work - bằng chứng công việc), tức là các miner nodes phải chứng minh được công việc họ đã hoàn thành và thông báo đến toàn mạng lưới. Sau đó, các miner nodes khác trong mạng lưới sẽ xác nhận xem bằng chứng này có hợp lệ không. Công việc ở đây có thể là:
- Xác nhận giao dịch trên mạng lưới.
- Tạo block mới bằng cách tìm ra lời giải thông qua thuật toán - Ethash.
Khi bằng chứng công việc được thông qua, dữ liệu giao dịch sẽ được ghi vào blockchain của Ethereum và không thể thay đổi.
Ngày 15/09/2022, sự kiện The Merge diễn ra, Ethereum chính thức chuyển từ cơ chế PoW sang PoS (Proof of Stake). Đợt nâng cấp sau Ethereum Merge là sự kiện Shanghai upgrade vừa diễn ra thành công vào tháng 3 và đây được coi là bước đệm cho sự kiện The Surge - đợt cập nhật quan trọng nhắm vào việc tối ưu tốc độ giao dịch TPS của mạng lưới Ethereum.
Ethereum là mạng lưới phi tập trung, minh bạch. Tất cả hoạt động trên mạng lưới này đều được kiểm tra tại Etherscan.
Tài khoản Ethereum
Mỗi tài khoản Ethereum được đại diện bởi 20 ký tự. Các thông số sau được lưu trong dữ liệu trạng thái (state) của Ethereum cho mỗi tài khoản:
- Số nonce, để bảo đảm mỗi giao dịch chỉ được xử lý 1 lần.
- Số dư tài khoản
- Mã nguồn hợp đồng nếu có
- Phần lưu trữ của tài khoản (mặc định trống)
Các giao dịch giữa các tài khoản được trả tiền bằng ETH. Có 2 loại tài khoản: Tài khoản hợp đồng được quản lý bởi mã hợp đồng và Tài khoản ngoại vi được quản lý bởi khóa riêng tư. Tài khoản ngoại vi không chứa mã hợp đồng, có thể gửi thông điệp đi bằng cách tạo và ký một giao dịch, giống như TK Bitcoin. Về phía tài khoản hợp đồng, mỗi khi nó nhận được một thông điệp, mã hợp đồng sẽ chạy và cho phép đọc và ghi vào phần lưu trữ của nó, kèm theo việc gửi thông điệp đi và tạo hợp đồng khác lần lượt.
Lưu ý rằng "hợp đồng" trong Ethereum không phải một cái gì đó phải "hoàn thành" hoặc "tuân thủ". Thay vào đó, nó giống như các "thực thể tự trị" sống trong môi trường Ethereum, luôn thực hiện một đoạn mã cụ thể khi được tác động bằng một thông điệp hoặc giao dịch, và có quyền kiểm soát trực số Ether và dữ liệu trong phần lưu trữ của nó.
Những điểm khác biệt cơ bản so với Bitcoin
Bitcoin được tạo ra như một loại tiền tệ và để lưu trữ giá trị. Còn Ethereum được tạo ra như một nền tảng giao dịch hợp đồng thông minh phân tán. Tuy nhiên Bitcoin vẫn có thể xử lý được hợp đồng thông minh, và Ethereum cũng được sử dụng như một loại tiền tệ. Ngoài ra, giữa Ethereum và Bitcoin còn có những khác biệt cơ bản sau:
- Thời gian tạo khối Ethereum mới là 14 tới 15 giây thay vì 10 phút trong Bitcoin.
- Bitcoin có thể sử dụng để thanh toán hàng hóa, dịch vụ tại bất cứ nơi nào đồng tiền này được chấp nhận, còn đồng Ether của mạng Ethereum không được thiết kế như một giải pháp thanh toán thay thế, mà để thúc đẩy các lập trình viên và các tổ chức sáng tạo và vận hành các ứng dụng phi tập trung trong mạng lưới Ethereum.
- Việc sử dụng giao thức GHOST giúp giao dịch RTH nhanh hơn BTC.
- Phí giao dịch của Ethereum được trả bằng Gas (quy đổi được ra ETH), được tính dựa trên khối lượng tính toán, băng thông, lưu trữ. Còn phí giao dịch BTC bị cạnh tranh với nhau để vào được khối của Bitcoin mà bị giới hạn.
- Số lượng BTC bị giới hạn ở mức 21 triệu với phần thưởng giảm còn một nửa sau mỗi 4 năm. Còn Ethereum không giới hạn số lượng ETH. Lượng lạm phát ETH hàng năm không được xác định rõ. Các ngân hàng trung ương thường thích Ether hơn vì cách phát hành đồng tiền này.
- Ethereum cho phép chạy mã Turing-complete, cho phép mọi tính toán được thực thi nếu đủ khả năng tính toán và thời gian. Thế nhưng điều này cũng có nhiều rủi ro bị tấn công hơn cho Ethereum so với cấu trúc đơn giản hơn của Bitcoin.
- Ethereum chống lại việc sử dụng ASIC như Bitcoin. Người đào Ether phải sử dụng card đồ họa vì hàm băm của Ethereum yêu cầu sử dụng bộ nhớ.
- Có 13% số ETH được bán cho lượng người đã tài trợ dự án ban đầu. Còn những người đầu tiên đào BTC nắm giữ số lượng lớn lượng BTC đang phát hành.
- Bitcoin đã có một lịch sử chưa bao giờ can thiệp vào dữ liệu trên sổ cái. Còn Ethereum phải chia nhánh sau khi DAO bị tấn công.
- Ethereum chống lại việc đào mỏ tập trung bằng cách sử dụng giao thức Ghost.
Các chuẩn Token của Ethereum
ERC (Ethereum Request for Comments) là bộ quy tắc cần thiết để triển khai token trên mạng lưới Ethereum. Các bộ tiêu chuẩn này được sử dụng bởi các nhà phát triển để triển khai các kịch bản trên nền tảng Blockchain của Ethereum.
Trước khi được áp dụng trên chuỗi khối Ethereum, ERC phải được sửa đổi, nhận xét và chấp nhận bởi cộng đồng thông qua Ethereum Improvement Proposal (EIP) hay còn gọi là bản đề xuất cải tiến Ethereum.
ERC721
ERC721 là bộ tiêu chuẩn dành cho việc phát hành các Non-Fungible Token (NFTs) trên nền tảng của Ethereum, được Dieter Shirley, Jacob Evans, Nastassia Sachs và William Entriken đề xuất vào tháng 1 năm 2018.
Nhờ có tiêu chuẩn ERC721, các nhà phát triển trên Ethereum đã mở ra một hệ sinh thái mới về các dapps sử dụng các NFTs. Với cú HIT đầu tiên không thể không kể đến là CryptoKitties, một DApps nuôi mèo trên nền tảng Ethereum đã gây ra một "vụ nổ" trên cộng đồng tiền mã hoá 1 thời gian dài.
ERC20
ERC20 là bộ danh sách các quy định, quy tắc chung cho việc phát hành các token trên nền tảng Ethereum, được Vitalik Buterin đề xuất lần đầu vào tháng 6 năm 2015.
Sự ra đời của tiêu chuẩn ERC20 đã giúp cho các nhà phát triển có một chuẩn chung khi triển khai các Fungible Token trên nền tảng Ethereum. Song song đó, ERC20 cũng khiến cho việc tạo một token trên chuỗi khối của Ethereum dễ dàng hơn bao giờ hết. Điều đó, kết hợp với sự bùng nổ của phong trào gọi vốn ICO vào năm 2017.
Một số tiêu chuẩn ERC khác
Ngoài ERC20 và ERC721, Ethereum còn có 2 tiêu chuẩn token khác các nhà đầu tư nên biết là:
- ERC-1155: Tiêu chuẩn dành cho nhiều loại token gồm Fungible Token và Non-Fungible Token. Đây là sự kết hợp giữa tiêu chuẩn ERC20 và 21, do CTO của dự án Enjin Coin đề xuất lên cộng đồng Ethereum vào tháng 6/2018.
- ERC-777: Tiêu chuẩn cải thiện các vấn đề của ERC20 gặp phải và nó được kỳ vọng sẽ soán ngôi của ERC20 bởi tính ưu việt của mình.
Hướng dẫn mua bán Ethereum (Ether)
Các bạn có thể mua bán Ether (ETH) ở các sàn giao dịch, trong Crypto sẽ có 2 loại sàn:
- Sàn phi tập trung (DEX): Là sàn được xây dựng và hoạt động phi tập trung dựa trên nền tảng blockchain. VD: Uniswap, Sushiswap,…
- Sàn tập trung (CEX): Là sàn giao dịch có một bên thứ ba đứng ra kiểm soát và làm cầu nối để trao đổi các tài sản crypto. VD: Binance, OKX, Bybit, Gate.io, Huobi, Kucoin,…
Lưu trữ ETH ở đâu?
Ví Ethereum
Ví Ethereum là công cụ cho phép người dùng tạo địa chỉ ví Ethereum để lưu trữ các token được phát hành trên chuỗi khối của Ethereum, gồm cả ETH.
Giống như tài khoản ngân hàng, bạn sẽ thường cân nhắc xem nó có uy tín hay không. Ví Ethereum cũng thế, nhà đầu tư cũng phải biết những loại ví nào uy tín để gửi ETH của mình vào.
Địa chỉ Ví Ethereum
Đây là một chuỗi ký tự, thường sẽ được bắt đầu bằng ký tự “0x" và có thể tra cứu trên công cụ Etherscan. Để truy cập vào địa chỉ ví Ethereum, cần có chuỗi ký tự gọi là Private Key.
Private Key trên Blockchain sẽ không thay đổi được, mỗi địa chỉ ví sẽ chỉ có 1 private key cố định. Vì thế, phải lưu giữ private key cẩn thận và không cho ai đó biết được chuỗi ký tự này, có thể nói:
- Địa chỉ ví Ethereum tương tự như tài khoản ngân hàng.
- Private Key là mật khẩu của tài khoản ngân hàng.
VD về địa chỉ ví Ethereum: 0xBE0eB53F46cd790Cd13851d5EFf43D12404d33E8 - là một trong những ví Ethereum của sàn Binance. Nếu copy địa chỉ ví này vào Etherscan có thể tra được tất cả lịch sử giao dịch của địa chỉ ví này.
Tương lai của Ethereum
Các tổ chức dưới đây có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy toàn bộ hệ sinh thái Ethereum phát triển. Trong đó, bao gồm 3 tổ chức sau:
- Consensys: Là công ty có tầm quan trọng với Ethereum nói riêng và Crypto nói chung. ConsenSys là công ty mẹ của Metamask, CodeFi, Infura. Đây đều là các công cụ và ứng dụng ươm mầm cho các dự án chạy trên nền tảng của Ethereum và các EVM chain khác.
- Enterprise Ethereum Alliance: Là tổ chức sẽ chịu trách nhiệm thúc đẩy, mở rộng việc sử dụng công nghệ chuỗi khối Ethereum cho tất cả doanh nghiệp.
- Ethereum Foundation: Đây là tổ chức phi lợi nhuận chịu trách nhiệm phát triển các tính năng Blockchain Ethereum. Tổ chức này thành lập năm 2014 và có trụ sở tại Thuỵ Sĩ.
Hiện Ethereum đang được dẫn dắt bởi 3 thực thể là Ethereum Foundation, lập trình viên và cộng đồng. Tất cả đều muốn giải quyết được vấn đề blockchain trilemma (bộ 3 bất khả thi của blockchain) giúp ETH sớm được phổ biến rộng rãi (mass adoption).
Tuy nhiên, mục tiêu này cần nhiều thời gian. Mỗi sự thay đổi của Ethereum sẽ tác động đến tài sản giá trị chục tỷ đô la. Vì vậy, mỗi bước nâng cấp đều được thử nghiệm kỹ lưỡng thông qua các bản testnet trước khi áp dụng vào mainnet.
Sau The Merge, Ethereum sẽ đến các giai đoạn sau, mỗi giai đoạn cần 3-5 năm để hoàn thành.
- The Surge (Dự kiến 2023): Tập trung mở rộng khả năng xử lý của mạng lưới qua cơ chế Sharding.
- The Verge: Áp dụng mô hình Verkle Trees giúp kích thước proof có thể nhỏ hơn, từ đó giảm kích thước node, giúp nhiều người tiếp cận Ethereum node hơn.
- The Purge: Giảm dung lượng ổ cứng cần thiết cho trình xác nhận. Điều này giúp loại bỏ dữ liệu lịch sử và nợ xấu. Hợp lý hóa việc lưu trữ, do đó làm giảm nghẽn mạng.
- The Splurge: Nâng cấp, sửa lỗi để Ethereum có thể hoạt động trơn tru sau 4 giai đoạn nâng cấp trước.
Tin liên quan
-
Đầu tư tiền kỹ thuật số hay còn gọi là tiền điện tử là một hình thức đầu...
-
Hướng dẫn các bước đầu tư tiền kỹ thuật số cho nhà đầu tư F0
Khi mới bắt đầu tham gia thị trường tiền mã hoá, bạn có thể bắt đầu bằng cách... -
Kinh nghiệm đầu tư tiền kỹ thuật số cho người mới bắt đầu
Việc đầu tư tiền kỹ thuật số đang ngày càng phổ biến, chủ yếu do tài chính phi...
Tin mới
-
Thúc đẩy kết nối kinh tế, nâng cao hiệu quả các lĩnh vực hợp tác Việt Nam - Lào
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương nhấn mạnh, chính sách nhất quán của...26/08/2024 08:15 -
Giảm 50% phí trước bạ với ô tô sản xuất trong nước trong 3 tháng
Thường trực Chính phủ đã thống nhất giảm 50% phí trước bạ với ô tô sản xuất, lắp...26/08/2024 08:51 -
PV GAS tham gia chương trình tri ân “Về nơi khởi nguồn”
Vừa qua, tại Khu di tích quốc gia đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo, xã Tam Kim, huyện...25/08/2024 12:08 -
VPBank cung cấp nhiều giải pháp sáng tạo giúp doanh nghiệp quản lý dòng tiền tối ưu
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, với cùng xuất phát điểm và nguồn lực đầu tư ban...23/08/2024 15:31 -
Forbes vinh danh Vietjet trong danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam 2024
Tạp chí Forbes Việt Nam vừa vinh danh và trao giải cho 50 công ty niêm yết tốt...23/08/2024 15:36 -
Chuyển đổi số là cuộc cách mạng về thay đổi hơn là cuộc cách mạng về công nghệ
Chuyển đổi số là cuộc cách mạng về thay đổi hơn là cuộc cách mạng về công nghệ....23/08/2024 15:45 -
Ứng dụng Microsoft trên Mac chứa nhiều lỗ hổng bảo mật
Ứng dụng Microsoft có lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng trên macOS có thể bị tin tặc khai...23/08/2024 15:17 -
SeABank chốt quyền chia cổ tức bằng cổ phiếu và nhận cổ phiếu phát hành tổng tỷ lệ gần 13,6%
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) vừa có thông báo chốt danh sách cổ đông...23/08/2024 09:07 -
Tọa đàm trực tuyến ‘Năng suất xanh - nền tảng cho phát triển bền vững’
Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Năng suất xanh - nền tảng cho phát triển bền vững”...23/08/2024 09:15 -
Dự đoán XSMB 23/8 - Dự đoán Xổ Số Miền Bắc 23/8/2024 MIỄN PHÍ
Dự đoán XSMB 23/8/2024 - Soi cầu dự đoán XSMB VIP đẹp hôm nay Dự đoán XSMB 23/8...23/08/2024 08:08 -
Dự đoán XSMN 23/8 - Dự đoán Xổ Số Miền Nam 23/8/2024 MIỄN PHÍ
Phân tích XSMN 23/8/2024 - Thống kê xổ số Miền Nam ngày 23 tháng 8 năm 2024 thứ...23/08/2024 08:16 -
Dự đoán XSMT 23/8 - Dự đoán Xổ Số Miền Trung 23/8/2024 MIỄN PHÍ
Thống kê xổ số Miền Trung 23/8/2024 - Phân tích XSMT ngày 23 tháng 8 năm 2024 hôm...23/08/2024 08:00 -
Hoa Kỳ khởi xướng rà soát hành chính một số sản phẩm của Việt Nam đang bị áp thuế chống bán phá giá/chống trợ cấp
Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã đăng thông báo khởi xướng rà soát hành chính đối với...22/08/2024 09:21 -
Việt Nam có nhiều lợi thế trong phát triển trí tuệ nhân tạo AI
Việt Nam có nhiều lợi thế trong phát triển trí tuệ nhân tạo AI, nhờ vào thị trường,...22/08/2024 09:03
404