Bitcoin (BTC) là gì? Những thông tin quan trọng về Bitcoin

Bitcoin (ký hiệu: BTC) là một loại tiền thuật toán, được phát minh bởi một cá nhân hoặc tổ chức dùng tên Satoshi Nakamoto dưới dạng phần mềm mã nguồn mở từ năm 2009. BTC có thể được trao đổi trực tiếp bằng thiết bị kết nối Internet mà không cần thông qua tổ chức tài chính trung gian nào.

Bitcoin là gì?

Đồng Bitcoin là loại tiền điện tử điển hình nhất, ra đời đầu tiên, được sử dụng rộng rãi nhất trong thương mại điện tử
Đồng Bitcoin là loại tiền điện tử điển hình nhất, ra đời đầu tiên, được sử dụng rộng rãi nhất trong thương mại điện tử

Bitcoin được biết đến như một loại tiền kỹ thuật số phi tập trung – một hình thức tài chính dựa trên nền tảng công nghệ blockchain và không phụ thuộc vào các bên trung gian. Bitcoin được mã hóa dưới dạng một mã nguồn mở để trao đổi trực tiếp bằng thiết bị kết nối Internet, giao dịch theo hình thức ngang hàng (P2P)  trong mọi hoạt động giao dịch.

Hình thức giao dịch P2P có nghĩa là việc mua/ bán diễn ra trực tiếp giữa người gửi và người nhận với mức phí gần như bằng 0, quá trình đó không có bất kỳ tổ chức hoặc cá nhân nào tham gia với vai trò trung gian.

Đồng Bitcoin là loại tiền điện tử điển hình nhất, ra đời đầu tiên, được sử dụng rộng rãi nhất trong thương mại điện tử và đang là đồng tiền đứng vị trí thứ nhất trong danh sách những đồng tiền mã hoá có vốn hóa lớn trên thị trường. Các doanh nghiệp có xu hướng muốn thanh toán bằng Bitcoin để giảm chi phí. Đến tháng 2 năm 2021, lượng tiền cơ sở của BTC được định giá hơn 1.2 nghìn tỷ USD - là loại tiền số có giá trị thị trường lớn nhất. Những biến động lớn trong giá trị của mỗi đồng BTC đã tạo nên những chỉ trích về tính phù hợp kinh tế của Bitcoin như là một loại tiền tệ.

Mức lưu trữ giá trị và tốc độ tăng trưởng của đồng tiền mã hoá này những năm gần đây tăng theo cấp số nhân đã thu hút sự quan tâm của nhiều tổ chức lớn, thậm chí cả Phố Wall. Khối lượng giao dịch với mức giá hơn 42.000 đô la Mỹ/1 BTC/ngày vẫn là con số khổng lồ chứng tỏ giới đầu tư rất thích và kỳ vọng về nó.

Ngoài ra sự khan hiếm của BTC và việc khai thác khó khăn càng làm tăng giá trị đồng tiền kỹ thuật số lớn nhất thế giới này.

Lịch sử hình thành Bitcoin

  • Năm 2007, Bitcoin chính thức ra đời do Satoshi Nakamoto thiết kế, người này tin rằng có thể tạo ra một hệ thống giao dịch mà những thành viên tham gia không cần tin tưởng lẫn nhau. Satoshi Nakamoto là cái tên thường được nhắc đến khi ai đó hỏi người đã tạo ra Bitcoin. Tuy nhiên chưa có bằng chứng nào xác minh Satoshi là một người hay tổ chức.
  • Năm 2008, tên miền Bitcoin. org được đăng ký và nhắc đến lần đầu tiên vào ngày 31/8/2008 trong bản cáo bạch về phương thức thanh toán ngang hàng của Satoshi.
  • Vào ngày 03/01/2009, Bitcoin được đưa vào sử dụng với khối BTC đầu tiên có tên Genesis Block. 
  • Giao dịch đầu tiên được thực hiện giữa Satoshi và nhà mật mã học Hal Finney vào ngày 12/01/2009 với số lượng 10 BTC ngay vào thời điểm phần mềm Bitcoin được phát hành, đánh dấu sự ra đời của đồng tiền kỹ thuật số không chịu sự kiểm soát và ảnh hưởng của chính phủ hay ngân hàng trung ương của bất kỳ nước nào.
  • Năm 2010, cộng đồng phát triển đồng tiền Bitcoin dần mất liên lạc với Satoshi, sau khi Satoshi đưa khóa báo động lúc mạng lưới Bitcoin bị tấn công cho Gavin Andresen. Đến nay, người (hay tổ chức) này vẫn là một ẩn số…
  • Ngày 22/10/2010, BTC đã được dùng để mua hàng lần đầu tiên – 2 bánh pizza với giá 10.000 BTC (tương đường 25 đô thời điểm đó)
  • Năm 2013, những dịch vụ lớn như Reddit, OKCupid,  Foodler, Humble Bundle, Baidu và Gyft bắt đầu sử dụng Bitcoin làm tiền thanh toán. Máy ATM bán BTC đầu tiên xuất hiện tại Canada.
  • Tháng 12 năm 2013, đại lý mua bán BTC đầu tiên có tên Bitcoin VietNam xuất hiện tại Việt Nam. Đơn vị này giao dịch trực tiếp với các đối tác tại Mỹ, Singapore… và sàn giao dịch VBTC. 
  • Năm 2014, sự kiện Silk Road xảy ra làm uy tín của đồng Bitcoin sụt giảm, sở tài chính New York đã phải đưa Bitcoin vào diện đồng tiền được pháp luật bảo hộ.
  • Năm 2015, ngân hàng lớn của Anh Quốc là Barclays chấp nhận Bitcoin, cho phép người dùng góp từ thiện bằng BTC.
  • Tháng 11/2015, ký hiệu Bitcoin (₿) đã chính thức được đưa vào bộ mã Unicode tại vị trí U+20BF trong bảng mã này.
  • Năm 2017, nước Nhật công nhận BTC là phương thức thanh toán chính thức.
  • Ngày 03/08/2018, tổ chức Intercontinental Exchange – chủ sở hữu Sở giao dịch chứng khoán New York đã công bố hợp tác với Boston Consulting Group, Microsoft và Starbucks để mở sàn giao dịch BTC có tên là Bakk.
  • Vào tháng 10/2021, đồng BTC có thời điểm vượt mốc 64.000 $/ 1 BTC – mức giá cao nhất lịch sử đồng tiền này.

Công nghệ thiết kế BTC

Blockchain có thể hiểu là một cuốn sổ cái điện tử lưu giữ mọi thông tin giao dịch và bảo đảm dưới bất kỳ hình thức nào cũng không bị thay đổi.
Blockchain có thể hiểu là một cuốn sổ cái điện tử lưu giữ mọi thông tin giao dịch và bảo đảm dưới bất kỳ hình thức nào cũng không bị thay đổi.

Tích hợp sẵn trong giao thức Bitcoin là công nghệ blockchain. Tất cả giao dịch đều được cập nhật trên hệ thống lưu trữ máy tính ngang hàng, được gọi là blockchain (chuỗi khối) - là một cuốn sổ cái ghi lại số dư mỗi tài khoản và lịch sử tất cả tài khoản tham gia giao dịch mua bán trước đó. Blockchain sẽ được phân phối dữ liệu lưu giữ và xác nhận trên nhiều máy tính khác nhau cùng kết nối trong một mạng lưới chung. Không ai hay cỗ máy nào có thể thay đổi, xóa, viết đè lên dữ liệu trong đó.

Tuy rằng thông tin không thể bị thay đổi, nhưng sẽ được bổ sung thêm khi có sự đồng thuận của tất cả các nút trên hệ thống chung. Thêm nữa, nhờ công nghệ Blockchain mà khả năng truyền tải dữ liệu không yêu cầu và đòi hỏi trung gian để xác nhận thông tin. Người ta có thể chia sẻ thông tin cho nhiều đơn vị trong cùng mạng lưới xây dựng.

Tính bảo mật của Bitcoin

Cho đến nay, giao thức Bitcoin vẫn chưa hề có lỗ hổng bảo mật nào để làm mất Bitcoin của người dùng mà không dùng đến khóa riêng tư.
Cho đến nay, giao thức Bitcoin vẫn chưa hề có lỗ hổng bảo mật nào để làm mất Bitcoin của người dùng mà không dùng đến khóa riêng tư.

Cũng giống như các chính phủ phụ thuộc vào quyền lực của quân đội và cơ quan hành pháp để bảo đảm an ninh tiền tệ, qua đó đem lại lòng tin và giá trị cho tiền fiat (tiền pháp định), thì độ an toàn của hệ thống Bitcoin phụ thuộc vào khả năng xử lý (hashing power) của tổng thể mạng lưới blockchain để chống lại các nguy cơ phá hoại đồng thời đem về giá trị, niềm tin cho Bitcoin. Đã có nhiều vụ trộm BTC thành công xảy ra nhưng tất cả đều có một điểm chung là do nạn nhân để lộ khóa riêng tư cho kẻ tấn công.

Giao dịch và thanh toán Bitcoin thế nào?

Một giao dịch là một sự dịch chuyển BTC được phát tán tới mạng lưới Bitcoin và gom vào khối. Mỗi giao dịch đều gồm đầu vào (là đầu ra trong giao dịch cũ của số Bitcoin đó), đầu ra (chứa thông tin giao dịch) và một đoạn script chứa các điều kiện giao dịch. Đoạn script được viết bằng ngôn ngữ tương tự ngôn ngữ Forth được thiết kế một cách tối giản bởi Satoshi Nakamoto, là một chương trình không Turing-complete để tránh vòng lặp vô hạn.

Việc dùng script trong giao dịch giúp tích hợp các tính năng nâng cao như hợp đồng thông minh, chỉ cho thanh toán nếu 2 trong 3 bên đồng ý. Giao dịch chỉ được mạng lưới chấp nhận cho vào khối nếu scriptSig kết hợp scriptPubKey trong chương trình đó trả về giá trị true và tổng giá trị trong đầu ra không cao hơn giá trị đầu vào. Chênh lệch giữa đầu ra và đầu vào chính là phí giao dịch trả cho mạng lưới.

Không giống như thẻ tín dụng, chi phí gửi Bitcoin hoàn toàn tự nguyện trả bởi người gửi (không phải người nhận). Phí gửi Bitcoin càng cao thì giao dịch đó càng được mạng lưới ưu tiên xử lý trước. Phí thanh toán bằng Bitcoin rẻ hơn rất nhiều so với việc thanh toán thẻ tín dụng hoặc chuyển khoản. Nếu thanh toán quốc tế qua thẻ tín dụng, phía doanh nghiệp sẽ mất 2-3% chi phí thanh toán thẻ và khách hàng sẽ mất khoảng 5% phí chuyển đổi ngoại tệ. Chi phí gửi tiền qua Bitcoin không phụ thuộc số lượng gửi, giúp Bitcoin trở nên hấp dẫn với những người muốn gửi số lượng tiền lớn. VD: Lượng BTC trị giá hàng triệu USD có thể gửi đi bất kỳ đâu trên toàn thế giới chỉ với vài xu trả cho các thợ đào.

Sự tiến hoá của phần mềm Bitcoin

Phần mềm Bitcoin được phát hành dưới dạng mã nguồn mở, ai cũng có thể xem được mã nguồn và thay đổi nó. Khi có một tính năng mới cần đưa vào Bitcoin, nhà phát triển phần mềm sẽ đưa ra 1 BIP (Bitcoin Improvement Proposals), gồm 1 pull request trên Github. Người sử dụng sẽ bình chọn những tính năng mà họ đồng ý bằng cách tải phiên bản Bitcoin chứa chúng về.

Kể cả khi Satoshi Nakamoto đề xuất một thay đổi mà người dùng không muốn, họ có thể chọn cách không tải về và chạy nó. Bitcoin, cũng như các dự án mã nguồn mở khác, là một loại dân chủ không thủ lĩnh - một phương pháp mới để chi phối hành vi trực tuyến của con người. Mỗi máy tính là một phiếu bầu, ai cũng có thể đưa ra luật mới. Bởi Bitcoin là phần mềm tiến hoá được, nên những đồng tiền thuật toán khác rất khó để cạnh tranh được với nó.

Những hình thức đầu tư BTC phổ biến hiện nay

  • Mua và nắm giữ BTC: Bạn không cần biết quá nhiều về kỹ thuật phân tích, chỉ cần đợi giá thấp mua vào và giá cao bán ra để kiếm lời. Tuy nhiên việc ra quyết định mua bán đòi hỏi nhà đầu tư biết kỹ thuật đánh giá, dự đoán phân tích cơ bản. Bạn có thể mua trực tiếp trên sàn giao dịch hoặc trên chợ đen.
  • Đào Bitcoin: Trở thành một thợ mỏ, sử dụng các máy đào với cấu hình khủng để đào BTC.
  • Giao dịch BTC: Đây là hình thức kiếm lời từ Bitcoin trong thời gian ngắn chỉ từ vài giờ hoặc vài ngày. Bạn sẽ trở thành một Trader, sử dụng kỹ thuật phân tích biểu đồ giá cả với Bitcoin, tìm ra điểm mua vào và bán ra thích hợp.

Ngoài ra còn nhiều hình thức đầu tư khác như ICO, giao dịch ký quỹ,… mà các nhà đầu tư có thể tham khảo, lựa chọn cách thức phù hợp với khẩu vị rủi ro của bản thân.

Bitcoin có an toàn không?

Giá trị của đồng BTC những năm gần đây tăng mạnh. Mức giá này thực chất phản ánh chính xác quy luật cung cầu của thị trường, chứ không thể hiện giá trị thực của đồng Bitcoin. Thực tế, Bitcoin có giá trị bởi chính công nghệ sử dụng phương thức ngang hàng, loại bỏ những bước trung gian trong quá trình giao dịch. Đây được coi là lý do Bitcoin tồn tại.

Trước khi tham gia vào thị trường tiền điện tử, mọi người đều muốn biết rằng liệu có vi phạm pháp luật khi đầu tư vào Bitcoin không?

Câu trả lời là hiện chưa có thông báo chính thức nào về việc được sử dụng Bitcoin tại Việt nam hợp pháp. Nhưng bạn hoàn toàn có thể coi BTC là hàng hóa dùng tiền để mua hoặc đầu tư. Nhiều người trên thị trường đã và đang đầu tư kiếm lời từ BTC mỗi ngày.

Trên thế giới có rất nhiều tổ chức đã chấp nhận Bitcoin là một trong những đồng tiền thanh toán như Tesla, Microsoft, Starbucks, Paypal,…

Mọi người có thể sử dụng sản phẩm dịch vụ của những tổ chức này và thanh toán bằng đồng Bitcoin trong ví điện tử của mình.

Việc ra quyết định khi nào nên mua Bitcoin cần được xem xét kỹ để tránh những thất thoát cho chính tài sản của bản thân. Thị trường Crypto thay đổi rất nhanh, chỉ trong vài giây đã có hàng nghìn giao dịch thành công.Vì thế, bạn cần tìm được thời điểm đặt lệnh mua/bán phù hợp. Bạn có thể dùng những lệnh đặt sẵn có trong một số sàn như lệnh Market, lệnh Post Only, lệnh Trailing Stop, lệnh Limit… để xác định mức giá và thời điểm mua hợp lý nhất.


Tin liên quan

Tin mới