Giải ngân là gì? Các bước thực hiện giải ngân khi vay vốn

"Giải ngân" là cụm từ được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực tài chính. Hiểu rõ được giải ngân là gì, quy trình, thủ tục giải ngân như thế nào, sẽ giúp khách hàng hoàn tất thủ tục để ngân hàng tiến hành cấp vốn nhanh chóng nhất.

Giải ngân là gì?

Giải ngân là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong quá trình vay vốn ngân hàng.
Giải ngân là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong quá trình vay vốn ngân hàng.

Giải ngân là việc ngân hàng hay các tổ chức tài chính thực hiện chi tiền cho bên vay để cung ứng vốn cho bên đi vay. Giải ngân có thể là chi tiền mặt hoặc chuyển khoản ngân hàng.

Quy trình giải ngân vay vốn ngân hàng

Bước 1: Thu thập và xác thực thông tin khách hàng

Khách hàng phải kê khai thông tin vay vốn tại Ngân hàng. Các thông tin gồm: Thông tin cá nhân, mục đích vay là tiêu dùng hay vay vốn kinh doanh, khả năng hoàn trả vốn, tài sản bảo đảm là gì,… Chuyên viên ngân hàng có nhiệm vụ tiếp nhận và xác thực tính chính xác của những thông tin được cung cấp.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ thủ tục

Mỗi ngân hàng sẽ yêu cầu chuẩn bị hồ sơ vay khác nhau. Hồ sơ này cũng quyết định việc ngân hàng có chấp nhận cho bạn vay hay không. Vì vậy, các bước chuẩn bị hồ sơ cần được làm chính xác. Các loại hồ sơ cơ bản gồm:

  • Hồ sơ pháp lý
  • Hồ sơ tài chính
  • Hồ sơ tài sản đảm bảo
  • Hồ sơ mục đích sử dụng vốn
  • Một vài giấy tờ ngân hàng yêu cầu thêm

Bước 3: Thẩm định khách hàng

Sau bước 1 và 2, chuyên viên tín dụng sẽ thẩm định khách hàng. Thẩm định là quá trình chuyên viên tín dụng tiến hành xem lại tính chính xác của hồ sơ khách hàng cung cấp, đối chiếu, xác minh thông tin. Từ đó xác định khách hàng có phù hợp với điều kiện cho vay hay không. Chuyên viên tín dụng có thể hỏi thêm các câu hỏi cho khách hàng hoặc những người liên quan và yêu cầu khách hàng bổ sung hồ sơ nếu thiếu.

Bước 4: Phê duyệt khoản vay

Sau khi chuyên viên Ngân hàng đã thẩm định xong sẽ lập các báo cáo đề xuất tín dụng và trình lên cấp trên để xin duyệt. Trong một số trường hợp (thường là những khoản vay lớn) sẽ có bộ phận thẩm định độc lập khác thẩm định lại hồ sơ khách hàng để đảm bảo tính khách quan, minh bạch. Dựa vào hồ sơ và thông tin khách hàng, cấp có thẩm quyền sẽ phê duyệt đồng ý hay từ chối cho vay.

Bước 5: Giải ngân vay vốn ngân hàng

Giải ngân là bước cuối cùng của quá trình vay vốn. Sau khi nhận được quyết định cho vay, ngân hàng sẽ tiến hành giải ngân số tiền khách muốn vay theo hợp đồng thỏa thuận. Việc giải ngân có thể diễn ra một lần hoặc nhiều lần tùy vào trường hợp vay vốn.

Hồ sơ chi tiết khách hàng cần chuẩn bị

Mỗi ngân hàng sẽ yêu cầu chuẩn bị hồ sơ vay khác nhau.
Mỗi ngân hàng sẽ yêu cầu chuẩn bị hồ sơ vay khác nhau.

– Hồ sơ pháp lý: CCCD, hộ chiếu, sổ hộ khẩu (hoặc KT3), giấy đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của khách vay

– Hồ sơ tài chính gồm tất cả giấy tờ chứng minh thu nhập: HĐLĐ còn thời hạn, bảng lương, sao kê lương, giấy đăng ký kinh doanh, sổ sách bán hàng, hóa đơn hoạt động kinh doanh, giấy tờ chứng minh sở hữu, chứng minh thu nhập từ tài sản cho thuê...

– Hồ sơ tài sản đảm bảo có thể là sổ đỏ, sổ hồng nếu tài sản đảm bảo là bất động sản, giấy đăng ký xe nếu tài sản đảm bảo là ô tô,… Khách hàng cần cung cấp thêm CCCD, sổ hộ khẩu nếu tài sản là của bên thứ 3.

– Hồ sơ mục đích sử dụng vốn: Các giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng vốn của khách hàng như giấy đặt cọc, hợp đồng mua bán, thông báo nộp tiền (với mục đích mua nhà, mua xe,…); bản dự toán xây sửa nhà, dự toán chi phí (mục đích xây, sửa nhà); giấy phép kinh doanh, nhu cầu vốn tương lai, báo cáo tài chính (với mục đích kinh doanh).

Những điều khách hàng cần lưu ý trong quá trình giải ngân

  • Chuẩn bị hồ sơ vay đầy đủ, chính xác và hợp lệ: Việc chuẩn bị hồ sơ đảm bảo các yếu tố này sẽ giúp khách hàng giảm đáng kể thời gian thẩm định khoản vay, đồng thời nâng cao mức độ tín nhiệm của ngân hàng dành cho khách, qua đó rút ngắn thời gian phê duyệt.
  • Tìm hiểu thông tin trước khi vay: Khách hàng cần tìm hiểu sản phẩm vay vốn của mình phù hợp với sản phẩm cho vay nào của ngân hàng, lãi suất bao nhiêu, thời hạn vay, tỷ lệ cho vay tối đa, biên độ lãi suất, điều kiện và thủ tục cho vay. Khách hàng có thông tin chính xác có thể liên hệ trực tiếp ngân hàng để được tư vấn cụ thể.
  • Chuẩn bị hồ sơ giải ngân: Sau khi được phê duyệt, cần chuẩn bị trước hồ sơ giải ngân trước 2 ngày để đảm bảo giải ngân đúng tiến độ mà khách hàng muốn.

Các phương thức giải ngân phổ biến của ngân hàng

Dưới đây là những phương thức giải ngân phổ biến được phân loại theo các tiêu chí:
Dưới đây là những phương thức giải ngân phổ biến được phân loại theo các tiêu chí:
  • Phân loại theo hình thức giải ngân:
    • Giải ngân nhiều lần: Hình thức giải ngân theo kỳ thường được dùng để đáp ứng các hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong trường hợp này, ngân hàng sẽ giải ngân theo từng đợt mà khách hàng đăng ký trước đó. Việc giải ngân theo kỳ giúp tối ưu hóa việc sử dụng vốn và đảm bảo khách hàng có đủ tiền để triển khai dự án.
    • Giải ngân một lần: Giải ngân một lần là quá trình ngân hàng cung cấp toàn bộ số tiền cho khách vay trong một lần. Thay vì chia nhỏ và cung cấp tiền từng phần.
  • Phân loại theo phương thức rút vốn vay:
    • Giải ngân bằng tiền mặt: Hình thức giải ngân bằng tiền mặt là phương pháp đơn giản và phổ biến nhất. Khách hàng đến trực tiếp ngân hàng và nhận số tiền mặt cần vay.
    • Giải ngân chuyển khoản: Giải ngân chuyển khoản qua tài khoản ngân hàng là hình thức giải ngân thông qua chuyển số tiền đến tài khoản của khách hàng.
  • Phân loại theo tài sản đảm bảo:
    • Giải ngân phong tỏa: Khi thực hiện giải ngân phong tỏa, ngân hàng chuyển số tiền vay vào tài khoản của bên thụ hưởng, nhưng số tiền này được tạm thời phong tỏa và không thể sử dụng. Điều này xảy ra vì tại thời điểm giải ngân, khách hàng chưa hoàn thành giao dịch mua bán hàng hóa hoặc chưa hoàn tất thủ tục đăng ký sang tên tài sản tại cơ quan có thẩm quyền.
    • Giải ngân không phong tỏa: Giải ngân không phong tỏa là một hình thức trái ngược với giải ngân phong tỏa. Trong giải ngân không phong tỏa, khi bên bán nhận được số tiền trong tài khoản, họ có thể hoàn toàn rút và sử dụng số tiền đó cho mục đích của mình. Giải ngân không phong tỏa có thể đáp ứng nhu cầu cấp thiết và đòi hỏi sự linh hoạt từ bên bán. Tuy nhiên, ngân hàng sẽ cần bảo đảm rằng quy trình xác minh và kiểm soát vẫn được thực hiện để giảm rủi ro và bảo đảm tính hợp pháp của giao dịch.

Những câu hỏi thường gặp về giải ngân 

Quy trình giải ngân diễn ra như nào?

Bước 1: Thu thập và xác thực thông tin khách hàng
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ thủ tục
Bước 3: Thẩm định khách hàng
Bước 4: Phê duyệt khoản vay
Bước 5: Giải ngân vay vốn ngân hàng

Làm thế nào để chọn hình thức giải ngân phù hợp?

Việc chọn hình thức giải ngân phù hợp phụ thuộc vào nhu cầu tài chính cụ thể của mỗi khách hàng. Khách hàng nên xem xét các yếu tố như lãi suất, thời gian trả nợ, yêu cầu đảm bảo và tài sản thế chấp trước khi quyết định.

Thời gian giải ngân diễn ra trong bao lâu?

Tùy vào điều kiện của ngân hàng, tính chính xác của hồ sơ thời gian giải ngân thường sẽ tầm 1-2 ngày. Đối với hồ sơ phức tạp thời gian duyệt vay sẽ mất 3-4 ngày đến 1 tuần.

Nếu không thể trả nợ đúng hạn, khách hàng sẽ gặp hậu quả gì?

Nếu không thể trả nợ đúng hạn, có thể mất khả năng vay vốn trong tương lai và bị áp dụng các biện pháp khắc phục nợ. Điều này có thể gồm truy cứu tài sản đảm bảo, thu thập nợ qua các biện pháp pháp lý và ảnh hưởng đến lịch sử tín dụng của khách hàng.

Cần có điều kiện gì để đủ điều kiện vay vốn?

Điều kiện để vay vốn có thể khác nhau tùy vào từng ngân hàng và từng sản phẩm tài chính. Thông thường, ngân hàng sẽ đánh giá yếu tố như khả năng trả nợ, tài sản đảm bảo và lịch sử tín dụng.


Tin liên quan

Tin mới