Thị trường Tài chính là gì? Cấu trúc của thị trường như thế nào?

Thị trường tài chính là nơi mà ở đó diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi quyền sử dụng các nguồn tài chính thông qua các phương thức giao dịch và công cụ tài chính cụ thể, nói cách khác, đó là nơi diễn ra quá trình mua bán, trao đổi các công cụ tài chính và công cụ thanh toán. Bản chất của thị trường tài chính là sự luân chuyển, giao lưu vốn trong xã hội.

Đặc điểm của thị trường tài chính

Thị trường tài chính là nơi diễn ra quá trình mua bán, trao đổi các công cụ tài chính và công cụ thanh toán. 
Thị trường tài chính là nơi diễn ra quá trình mua bán, trao đổi các công cụ tài chính và công cụ thanh toán. 

Hiểu đặc điểm cơ bản của thị trường tài chính, sẽ giúp việc đầu tư, kinh doanh hiệu quả, người kinh doanh sẽ dễ dàng nhận định nắm bắt các biến động ảnh hưởng đến nền kinh tế và dòng tiền. Dưới đây là những đặc điểm của cấu trúc thị trường tài chính mà bạn nên biết:

  • Công cụ tham gia thị trường tài chính: Các chứng từ có giá trị được phát hành. VD: Hóa đơn VAT được phát hành khi giao dịch bán hàng hóa.
  • Đối tượng hướng đến của thị trường tài chính: Nguồn cung, cầu về vốn/dòng tiền. VD: Ông A muốn giao dịch cổ phiếu của công ty B, thì ông A và công ty B là đối tượng của thị trường tài chính.
  • Hàng hóa của thị trường tài chính: Hợp đồng kỳ hạn, Cổ phiếu, trái phiếu… Tùy vào từng loại thị trường mà hàng hóa sẽ khác nhau.
  • Chủ thể thị trường tài chính: Pháp nhân và thể nhân tham gia thị trường tài chính. VD: Ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty tài chính…

Điều kiện hình thành thị trường tài chính

Thị trường tài chính có thể hình thành khi đáp ứng đủ các yếu tố dưới đây:
Thị trường tài chính có thể hình thành khi đáp ứng đủ các yếu tố dưới đây:
  • Công cụ tài chính phát triển đa dạng,  phong phú.
  • Kinh tế hàng hóa phát triển, tiền tệ cân đối ổn định và lạm phát được kiểm soát.
  • Hệ thống pháp luật giám sát thị trường được xây dựng, thống nhất.
  • Hệ thống các tổ chức tài chính trung gian hình thành và phát triển rộng mở .
  • Có đội ngũ nhà đầu tư có kiến thức, người quản lý, nhà kinh doanh am hiểu về thị trường tài chính.
  • Có cơ sở vật chất và hệ thống thông tin kinh tế được tạo ra phục vụ các hoạt động tài chính.

Các cấu trúc thị trường tài chính

Cấu trúc thị trường tài chính là hệ thống các công cụ tài chính, các chủ thể cấu thành thị trường. Trong đó, cấu trúc thị trường có thể phân loại theo công cụ tài chính, hình thức phát hành hay thời gian luân chuyển.
Cấu trúc thị trường tài chính là hệ thống các công cụ tài chính, các chủ thể cấu thành thị trường. Trong đó, cấu trúc thị trường có thể phân loại theo công cụ tài chính, hình thức phát hành hay thời gian luân chuyển.

Dựa trên cấu trúc thị trường tài chính có thể chia thành các loại sau:

Phân loại căn cứ vào phương thức huy động nguồn tài chính

Dựa trên phương thức huy động vốn, nguồn tài chính, có thể phân loại thị trường thành 2 loại:

  • Thị trường vốn cổ phần: Nơi diễn ra hoạt động huy động vốn qua phát hành cổ phiếu. Tại đó, cổ phiếu là quyền được chia phần dựa trên tài sản và lãi dòng của công ty. Người nắm cổ phiếu sẽ giữ một phần tài sản doanh nghiệp.
  • Thị trường nợ: Nơi diễn ra hoạt động mua bán các công cụ nợ. Trong đó, công cụ nợ gồm 3 loại (Nợ ngắn hạn có thời gian đáo hạn dưới 1 năm, nợ trung hạn từ 1-10 năm, nợ dài hạn từ 10 năm trở lên).

Phân loại căn cứ  vào sự luân chuyển vốn

Dựa trên thời gian luân chuyển vốn hoặc các nguồn tài chính, sẽ phân thành 2 loại là thị trường tài chính thứ cấp và thị trường tài chính sơ cấp

  • Thị trường sơ cấp: Hoạt động chủ yếu là mua bán chứng khoán mới hoặc đang phát hành, thông qua chủ thể ngân hàng.
  • Thị trường thứ cấp: Hoạt động mua bán lại chứng khoán đã phát hành trên thị trường sơ cấp. Thị trường thứ cấp chia thành 2 loại nhỏ hơn: Thị trường phi tập trung và sở giao dịch.

Phân loại căn cứ vào tính chất pháp lý

Dựa trên tính chất pháp lý, ta phân loại thị trường tài chính thành 2 loại cơ bản:

  • Thị trường tài chính không chính thức: Hoạt động giao dịch các tài sản, nguồn tài chính không theo quy định hay thể chế do pháp luật quy định. Quyền lợi chủ thể tham gia thị trường sẽ không được Nhà nước bảo vệ và thừa nhận.
  • Thị trường tài chính chính thức: Tại đó, các hoạt động giao dịch, mua bán, chuyển đổi tài chính được thực hiện theo những nguyên tắc, thể chế do Nhà nước quy định rõ trong luật. Các chủ thể tham gia sẽ được Nhà nước bảo vệ quyền lợi trước pháp luật.

Hơn nữa, dựa trên tính pháp lý, thị trường tài chính có thể có thêm các thuật ngữ khác như: Thị trường phái sinh hay thị trường tài chính quốc tế…Tại đó, thị trường phái sinh là nơi diễn ra việc mua bán các sản phẩm tài chính phái sinh: Hợp đồng có kỳ hạn, quyền mua, hợp đồng hoán đổi, chứng quyền…

Phân loại căn cứ vào thời gian sử dụng nguồn tài chính huy động

Dựa trên đặc điểm thời gian sử dụng nguồn tài chính huy động, có thể chia thị trường thành 2 loại:

  • Thị trường vốn: Là nơi thực hiện giao dịch các công cụ tài chính có thời gian đáo hạn từ 1 năm trở lên. Thị trường vốn là nơi giải quyết quan hệ cung – cầu vốn dài hạn, được chia làm 3 bộ phận: Cổ phiếu, trái phiếu, khoản cho vay thế chấp.
  • Thị trường tiền tệ: Là nơi phát hành và mua lại các công cụ tài chính ngắn hạn, với thời gian đáo hạn dưới 1 năm. Thị trường tiền tệ bao gồm các công cụ: chứng chỉ tiền gửi, khoản vay ngắn hạn ngân hàng, tín phiếu kho bạc, thương phiếu…

Vai trò của thị trường tài chính 

  • Vai trò lớn nhất của thị trường tài chính là huy động vốn, dòng tiền trong và ngoài nước.
  • Thị trường tài chính thực hiện vai trò thực thi các chính sách về tài chính tiền tệ nhà nước.
  • Thúc đẩy và nâng cao hiệu quả sử dụng dòng tiền, công cụ tài chính.

Chức năng của thị trường tài chính

  • Có chức năng là kênh dẫn vốn của những người có dòng tiền nhàn rỗi, đến người kinh doanh. Điều này sẽ giúp luân chuyển vốn từ người có tiền nhưng không có cơ hội kinh doanh, đến người kinh doanh nhưng thiếu vốn, để sử dụng vốn hiệu quả.
  • Thực hiện các chức năng thanh khoản cho hàng hóa như chứng khoán.
  • Thúc đẩy việc tiết kiệm và tập trung nguồn vốn, tạo tiền đề phát triển cơ sở vật chất cho sản xuất kinh doanh.
  • Cung cấp thông tin kinh tế, đánh giá giá trị của các doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường.
  • Giúp thị trường tài chính mở cửa, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đồng thời thực hiện các chính sách cải cách kinh tế. 

Tin liên quan

Tin mới