Hạ tầng cảng hàng không nước ta đang quá tải so với nhu cầu phát triển

Ông Nguyễn Anh Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch đầu tư, Bộ Giao thông vận tải cho biết tốc độ phát triển nhanh của vận tải hàng không đã gây áp lực lên kết cấu hạ tầng cảng hàng không, một số cảng hàng không nước ta đang quá tải, tập trung chủ yếu vào các cảng hàng không đầu mối của cả nước, như là Cảng hàng không Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, Cam Ranh.

Tại Tọa đàm “Huy động các nguồn lực phát triển hạ tầng hàng không”, ngày 23/06, ông Nguyễn Anh Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch đầu tư, cho biết hiện nay Việt Nam đang khai thác 22 cảng hàng không, trong đó 21 cảng do doanh nghiệp nhà nước là Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam quản lý; 1 cảng hàng không đã huy động xã hội đầu tư theo hình thức PPP là Cảng hàng không Vân Đồn, Quảng Ninh. Trong giai đoạn vừa rồi, đã thu 95 ngàn tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước khoảng 13.5%, phần còn lại là vốn của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam và nguồn vốn PPP cho Cảng hàng không Vân Đồn.

Hạ tầng cảng hàng không nước ta đang quá tải so với nhu cầu phát triển

Ông Dũng cho biết giai đoạn 2011-2020, tốc độ phát triển ngành hàng không Việt Nam rất cao, trung bình từ 16-18%/năm, được Hiệp hội Vận tải Hàng không quốc tế (IATA) đánh giá là có tốc độ phát triển nhanh nhất Đông Nam Á và thứ 5 thế giới.

Nhưng tốc độ phát triển rất nhanh của vận tải hàng không đã gây áp lực lên hạ tầng các cảng hàng không. Giai đoạn 2011 – 2019, kết quả đầu tư hạ tầng hàng không Việt Nam đạt công suất thiết kế cho các cảng hàng không là 95 triệu lượt khách mỗi năm. Trong khi thực tế thời điểm cao nhất trước COVID-19 năm 2019, sản lượng thông qua các sân bay của Việt Nam đạt 116.5 triệu hành khách 1 năm. Như vậy là vượt khoảng 20 triệu lượt hành khách.

Với lượng lớn hành khác như vậy, một số cảng hàng không của Việt Nam sẽ quá tải, tập trung chủ yếu vào các cảng hàng không đầu mối của cả nước. Giai đoạn vừa qua, nguồn vốn của nước ta huy động vào các cảng hàng không này chủ yếu là ngân sách nhà nước và doanh nghiệp nhà nước.

Bàn luận về vấn đề này, ông Phạm Ngọc Sáu, nguyên Giám đốc Cảng hàng không Quốc tế Vân Đồn, chia sẻ rằng: "Về sản lượng hàng không, hiện có khoảng 1 trăm triệu khách mỗi năm. Theo quy hoạch mới đây, đến 2030 sẽ là 279,5 triệu khách, gấp 2,7 lần. Thực tế thì tốc độ phát triển của ngành hàng không rất nhanh. Việt Nam là một trong 5 quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất. Với tốc độ như thế, chỉ cần 3 -5 năm chúng ta sẽ tăng gấp đôi lượng khách. Nhu cầu như vậy mà ta không tìm giải pháp để thực sự triển khai được các dự án vào năm 2024-2025, và thi công trong 2 -3 năm, tức là đến 2027 -2028 mới khai thác, thì năm 2030 nước ta tiếp tục quá tải".

Liên quan đến việc đầu tư công-tư cũng như việc thu hút đầu tư, ông Sáu dẫn tin: Có rất nhiều nước như Mỹ, Úc, gần nhất như Trung Quốc, Singapore cũng đi theo hướng tư nhân hóa dần dần các sân bay, theo trình tự: Giai đoạn trước các sân bay do Nhà nước quản lý, dần dần sẽ có sự phối hợp giữa công và tư. Sau đó đó có cổ phần dưới 50%, và rồi trên 50%.

"Theo dánh giá của Hiệp hội Vận tải hàng không Quốc tế, xu hướng sau này các sân bay sẽ dần được đầu tư từ khối tư nhân, phối hợp cùng Nhà nước để giảm tải tài chính với khối công", ông Sáu nói thêm.


Tin liên quan

Tin mới