Top 5 Khu công nghiệp lớn nhất TP. Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm kinh tế với nhiều KCN lớn của cả nước. Các nhà đầu tư luôn mong muốn tìm kiếm các KCN tại thành phố này để phát triển hoạt động sản xuất – kinh doanh, tận dụng dòng hàng hóa giao thương đồ sộ của thành phố đầu tàu kinh tế chính tại Việt Nam này. Cùng tham khảo 5 Khu công nghiệp lớn nhất TP. Hồ Chí Minh qua bài viết sau.

1. Khu công nghiệp Hiệp Phước

Tân Kiên - Bình Lợi, Huyện Bình Chánh, TP.HCM
Khu công nghiệp Hiệp Phước toạ lạc tại Tân Kiên - Bình Lợi, Huyện Bình Chánh, TP.HCM

Tổng diện tích quy hoạch cho khu công nghiệp Hiệp Phước là 2.000 ha, phát triển qua 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 hơn 311 ha, giai đoạn 2 khoảng 597 ha và giai đoạn 3 khoảng 1.000 ha.

Khu công nghiệp Hiệp Phước nằm ở vị trí thuận lợi và mang tính cạnh tranh cao so với các khu công nghiệp khác tại Sài Gòn cũng như các tỉnh lân cận. Cách Đô thị mới Phú Mỹ Hưng 10km, cách Sân bay Tân Sơn Nhất 21km và có 3 cảng biển quốc tế nằm ngay trong khu công nghiệp.

Khu công nghiệp Hiệp Phước là điểm đến chiến lược, lựa chọn hàng đầu cho các nhà đầu tư và xuất nhập khẩu khu vực phía Nam. Vị trí đắc địa giúp các doanh nghiệp đầu tư vào khu công nghiệp Hiệp Phước dễ dàng tận dụng cơ sở hạ tầng, dịch vụ, thị trường tiêu thụ của TP.Hồ Chí Minh, thuận lợi khi nhập nguyên vật liệu và xuất khẩu thành phẩm ra vào cảng biển.

2. Khu công nghiệp Vĩnh Lộc

Khu công nghiệp này có vị trí giao thông liên kết vùng thuận lợi trong việc thu hút đầu tư và phát triển công nghiệp. Nằm giữa 2 trung tâm đô thị lớn là thị xã Thủ Dầu Một và trung tâm huyện Củ Chi đang có tốc độ phát triển nhanh kết nối trung tâm tp.HCM, cảng biển Vũng Tàu và Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài bằng đường Xuyên Á (quốc lộ 22) và các dự án lớn về phát triển đô thị trong vùng Khu công nghiệp Đông Nam với quy mô 282,96 ha được quy hoạch hiện đại, thân thiện môi trường và đầu tư phát triển hạ tầng hoàn chỉnh, gồm hệ thống giao thông nội bộ và giao thông đối ngoại, hệ thống xử lý nước thải, trạm y tế, nhà máy cấp thoát nước, hệ thống thông tin liên lạc… và các dịch vụ phục vụ KCN.

KCN Vĩnh Lộc hoạt động các lĩnh vực chính gồm kinh doanh BĐS, quyền sử dụng đất, quản lý dự án, lập dự án đầu tư, tư vấn xây dựng, đại lý kinh doanh xăng dầu, hàng trang trí nội thất, mua bán vật liệu xây dựng, cho thuê văn phòng, kho bãi, nhà xưởng, dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, đại lý Bưu chính, viễn thông, dịch vụ vệ sinh môi trường, dịch vụ chăm sóc và cung cấp cây xanh, dịch vụ lưu trú du lịch, dịch vụ nhà hàng; kiểm tra và phân tích kỹ thuật: chất lượng nước. KCN Vĩnh Lộc được thành lập với mục tiêu trở thành nhà đầu tư kinh doanh tiện ích và cơ sở hạ tầng bài bản, phát triển mạnh mẽ KCN trên cơ sở những lợi ích của nhà đầu tư, cộng đồng và xã hội, hỗ trợ, giúp sức nhà đầu tư thực hiện các thủ tục pháp lý hiệu quả, cung cấp các dịch vụ tiện ích, mở rộng và tạo điều kiện cho hoạt động phát triển của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

3. Khu công nghiệp Lê Minh Xuân

Tân Kiên - Bình Lợi, Huyện Bình Chánh, TP.HCM
Khu công nghiệp Lê Minh Xuân có địa chỉ ở Tân Kiên - Bình Lợi, Huyện Bình Chánh, TP.HCM

KCN Lê Minh Xuân thuộc địa bàn huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh với diện tích 900 ha. Là một trong những KCN tập trung của Thành Phố HCM được thành lập theo Quyết định số 630/TTg ngày 08/08/1997. Hoạt động từ 1997 đến nay Khu công nghiệp này đã tiếp nhận khoảng 166 nhà đầu tư trong và ngoài nước, trong đó khoảng 27 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, 3 doanh nghiệp liên doanh. Khu công nghiệp Lê Minh Xuân được đánh giá là một KCN thành công tại Thành Phố mang tên Bác.

KCN Lê Minh Xuân hoạt động trong các lĩnh vực như công nghiệp may mặc, giày da, công nghiệp chế biến, đúc kim loại màu, cán kéo, công nghiệp nhựa, chất dẻo, công nghiệp dệt, nhuộm, thuộc da, xi mạ, công nghiệp chế biến cao su, công nghiệp chế biến thực phẩm, công nghiệp lắp ráp điện tử, điện gia dụng, trang trí nội thất, công nghiệp gốm sứ thủy tinh, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, …KCN Lê Minh Xuân có vị trí đắc địa, cơ sở vật chất và kết cấu hạ tầng giao thông hiện đại, thuận tiện. Lực lượng lao động rất dồi dào, tập trung nhiều nhà đầu tư uy tín.

4. Khu công nghiệp Tân Phú Trung

KCN Tân Phú Trung nằm phía Tây Bắc TP. Hồ Chí Minh, mặt tiền QL 22, xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi; cách trung tâm Thành phố 25 km, Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất 15 km, Cảng Sài Gòn 27 km. Giao thông đến đây rất thuận tiện: QL 22 là đường nằm trong Dự án Đường Xuyên Á giữa TP. Hồ Chí Minh và Campuchia; QL 1A là tuyến giao thông xuyên suốt và quan trọng hàng đầu Việt Nam, đi qua trung tâm của một nửa số tỉnh, thành tại Việt Nam, nối liền 4 thành phố lớn là Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM và Cần Thơ và tỉnh lộ 8 nối liền Vùng tam giác kinh tế trọng điểm Long An, Bình Dương, TP.Hồ Chí Minh.

Có tổng diện tích 590 ha, khu công nghiệp Tân Phú được quy hoạch đồng bộ và hiện đại, trong đó 359 ha diện tích đất công nghiệp đã sẵn sàng đáp ứng nhu cầu cho nhà đầu tư đến thuê đất xây nhà máy và 48 ha làm khu nhà ở cho chuyên gia, công nhân, gắn kết với các dịch vụ tiện ích khác…

5. Khu công nghiệp Tân Tạo

Quốc lộ 1, phường Tân Tạo, Quận Bình Tân, TP.HCM
Khu công nghiệp Tân Tạo nằm tại quốc lộ 1, phường Tân Tạo, Quận Bình Tân, TP.HCM

KCN Tân Tạo nằm ở phía tây bắc Sài Thành, diện tích 443 ha, trên địa bàn phường Tân Tạo A, quận Bình Tân, thu hút được 213 doanh nghiệp đến hoạt động sản xuất với các ngành nghề như: Cơ khí chính xác, dệt may, bao bì nhựa, bao bì giấy, chế biến thủy sản xuất khẩu, chế biến gỗ… giải quyết việc làm cho khoảng 24.354 công nhân.Về giao thông giữa trong và ngoài khu công nghiệp Tân Tạo: Các tuyến đường trong nội khu kết nối với các tuyến đường lớn bên ngoài như QL 1A, đường Trần Đại Nghĩa, Nguyễn Cửu Phú... thuận lợi cho việc giao thương giữa các doanh nghiệp trong khu với bên ngoài và thuận tiện cho các phương tiện giao thông đi lại thuận tiện.

KCN Tân Tạo là một trong những KCN phát triển bền vững với đường lối chính sách hợp lý. Với việc xây cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại, khu công nghiệp này mở ra những lợi thế thu hút đông đảo giới đầu tư trong và ngoài nước. Với mục tiêu hướng đến là phát triển bền vững, khu công nghiệp Tân Tạo tập trung việc xây dựng các cơ sở hạ tầng như xử lý nước thải, triển khai thực thi việc xây dựng đi kèm bảo vệ môi trường. Nhờ đó, khu công nghiệp thu hút một lượng lớn các nhà đầu tư. Cùng những chính sách phát triển của chính phủ, KCN Tân Tạo thực sự là “mảnh đất vàng” cho các doanh nghiệp.


Tin liên quan

Tin mới