Bảo hộ phá sản là gì? Được quy định như thế nào?

Bảo hộ phá sản là cụm từ thường được nghe khi một doanh nghiệp Mỹ nộp đơn xin phá sản lên Tòa án. Vậy thì bảo hộ phá sản là gì? Bảo hộ phá sản có ở Việt Nam không? Bài viết dưới đây của index.vn sẽ làm rõ vấn đề này.

Bảo hộ phá sản là gì?

Bảo hộ phá sản là khái niệm nằm trong pháp luật phá sản của Mỹ nói về việc một doanh nghiệp bị mất khả năng thanh toán cho các chủ nợ, đứng trước nguy cơ phá sản doanh nghiệp sẽ xin “bảo hộ phá sản” với Toà án, nhằm giúp doanh nghiệp này, dựa trên quyết định của Tòa án có thể trì hoãn việc trả nợ trong khi thiết kế và thực thi kế hoạch tái cơ cấu, phục hồi doanh nghiệp của mình.

Bảo hộ phá sản nghĩa là doanh nghiệp đó "phá sản nhưng không chết", "bảo hộ phá sản là vũ khí bí mật của nền kinh tế Mỹ",.....

Bảo hộ phá sản được quy định tại Chương 11 Luật Phá sản Hoa Kỳ, việc một doanh nghiệp nộp đơn xin bảo hộ theo Chương 11 đồng nghĩa việc tạo cơ hội cho doanh nghiệp được hồi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm giải quyết vấn đề tài chính, doanh nghiệp nộp đơn xin bảo hộ phá sản tiếp tục hoạt động dưới sự giám sát của Tòa án. Nếu việc phục hồi thành công, doanh nghiệp đó sẽ thoát khỏi nguy cơ phá sản, trả được các khoản nợ và tiếp tục hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Tại Việt Nam, khoản 2 Điều 4 Luật Phá sản 2014 quy định về phá sản là tình trạng của một doanh nghiệp, hợp tác xã bị mất khả năng thanh toán và bị Tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản. Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa có định nghĩa cụ thể về thuật ngữ bảo hộ phá sản. Song, có thể hiểu bảo hộ phá sản là việc một công ty nộp đơn xin bảo hộ phá sản đồng nghĩa với việc tạo cơ hội cho công ty được phục hồi lại hoạt động sản xuất, kinh doanh.

ở Việt Nam chưa có định nghĩa cụ thể về thuật ngữ bảo hộ phá sản
Việt Nam chưa có định nghĩa cụ thể về thuật ngữ bảo hộ phá sản

Bảo hộ phá sản tại Việt Nam được quy định như thế nào?

Ở Việt Nam, pháp luật Phá sản không có bảo hộ phá sản như ở Mỹ, nhưng gần tương tự với bảo hộ phá sản là thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh quy định tại Chương 7 Luật Phá sản 2014. Các quy định của thủ tục phục hồi hoạt động cho phép doanh nghiệp bị mất khả năng thanh toán có thể xây dựng phương án và tiến hành hoạt động phục hồi hoạt động kinh doanh.

Trong 15 ngày kể từ ngày nhận được phương án phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, Thẩm phán xem xét trước khi đưa phương án ra Hội nghị chủ nợ xem xét thông qua. Việc hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp sẽ được đặt dưới sự giám sát của Thẩm phán, chủ nợ, doanh nghiệp quản lý, Quản tài viên, thanh lý tài sản.

Nếu phục hồi doanh nghiệp thành công, doanh nghiệp thoát nguy cơ phá sản, nhưng nếu không thành công doanh nghiệp đó sẽ bị phá sản.

Thời gian thực hiện bảo hộ phá sản trong bao lâu?

Với thời hạn bảo hộ phá sản được hiểu theo thuật ngữ pháp luật Việt Nam tại Điều 89 Luật Phá sản 2014 quy định thời hạn thực hiện phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh như sau:

Thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh
1. Thời hạn để thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán theo Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.
2. Trường hợp Hội nghị chủ nợ không xác định được thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán thì thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh là không quá 03 năm kể từ ngày Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.

Như vậy, với thời hạn thực hiện bảo hộ phá sản sẽ thực hiện theo hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi sản xuất, kinh doanh đã nêu tại mục 2.

Trong trường hợp hội nghị chủ nợ không xác định được thời hạn bảo hộ phá sản thì phương án phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh sẽ không quá 3 năm từ ngày hội nghị chủ nợ được thông qua bảo hộ phá sản.


Tin liên quan

Tin mới