Có 7 thứ bạn không nên thanh toán bằng thẻ tín dụng

Thẻ tín dụng mang tới cho người dùng rất nhiều hữu ích, từ việc thanh toán khi mua sắm cho đến những chính sách miễn trách nhiệm nếu bị lừa đảo. Tuy nhiên, nếu không muốn gánh những khoản nợ "khổng lồ" thì những giao dịch dưới đây bạn không nên dùng thẻ tín dụng.

Thẻ tín dụng ngày nay đã không còn xa lạ gì với cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, vẫn có những thứ bạn không nên thanh toán bằng loại thẻ này.

1. Xe hơi

Những đại lý ôtô thường không muốn thanh toán qua thẻ tín dụng
Những đại lý ôtô thường không muốn thanh toán qua thẻ tín dụng

Những đại lý ôtô thường không muốn thanh toán qua thẻ tín dụng, hoặc họ sẽ giới hạn định mức giao dịch thông qua thẻ. Bởi đại lý sẽ phải chi trả một khoản phí dịch vụ giao dịch sau khi bạn mua.

Trong trường hợp không đủ khả năng tài chính mua xe, bạn có thể vay từ một đơn vị liên kết hoặc từ ngân hàng với khoản lãi suất phù hợp.

2. Hóa đơn hộ gia đình

nếu bạn không thể trả khoản bạn vay hàng tháng, lãi chồng lãi sẽ khiến hóa đơn của bạn ngày càng cao.
Nếu bạn không thể trả khoản bạn vay hàng tháng, lãi chồng lãi sẽ khiến hóa đơn của bạn ngày càng cao.

Nếu thu nhập của bạn vừa đủ tiêu dùng hàng tháng, bạn thường nghĩ đến việc dùng thẻ tín dụng để trả hóa đơn internet, điện, nước hay cước điện thoại.

Nhưng nếu bạn không thể trả khoản bạn vay hàng tháng, lãi chồng lãi sẽ khiến hóa đơn của bạn ngày càng cao.

3. Hóa đơn y tế

Nếu bạn sử dụng thẻ tín dụng y tế cấp bởi nhà cung cấp dịch vụ y tế, bạn nên đọc cẩn thận những điều khoản ràng buộc trong hợp đồng, nhất là khoản lãi suất mà bạn phải trả nếu sử dụng.

4. Trả nợ tín dụng

Bạn không thể sử dụng một thẻ tín dụng để chi trả khoản nợ tín dụng ở thẻ khác, thế nhưng bạn có thể dùng khoản tạm ứng tiền mặt từ thẻ để chi trả hóa đơn nợ.

Nhưng nếu làm điều này sẽ khiến bạn phải trả một khoản phí ứng tiền và sẽ phải trả lãi cao hơn khoản nợ tín dụng bạn dùng để mua sắm. Thêm nữa, bạn cũng không được hưởng thời gian miễn lãi, và lãi suất sẽ được tính ngay khi bạn ứng.

5. Những hàng hoá mua online không được đảm bảo

Mua hàng online luôn tồn tại rủi ro
Mua hàng online luôn tồn tại rủi ro

Khi mua đồ qua mạng, kiểm tra địa chỉ website và đảm bảo có dòng "https" đứng đầu mỗi địa chỉ, thay vì là "http".

Nếu điều này xảy ra, thì website đó đang điều hướng thông tin của bạn đến một trang khác. Tốt nhất bạn nên nghiên cứu kỹ về nhà cung cấp mà mình muốn mua sản phẩm, đảm bảo họ có uy tín tốt.

6. Hàng "sale"

Nếu bạn tin là sẽ tiết kiệm một khoản khi liên tục săn sale, thì đây là dấu hiệu cho thấy bạn hơi nóng vội. Hãy dành thời gian suy nghĩ xem bạn có thật sự cần món đồ đó không. Hầu hết, sau khi mua xong, mọi người đều nhận ra mình không cần nó, và tất nhiên, bạn chẳng tiết kiệm được đồng nào nếu cứ mua những món "sale" mà bạn không quá cần dùng đến.

7. Khoản vay sinh viên

Nếu bạn không đủ tiền chi trả học phí sinh viên, còn rất nhiều lựa chọn như khoản vay hoàn trả dựa trên thu nhập, hoãn nợ hoặc chương trình xóa nợ chứ không nên sử dụng thẻ tín dụng. Việc trả khoản nợ sinh viên bằng thẻ tín dụng càng làm tăng số nợ, kể cả khi bạn được áp dụng chương trình lãi suất 0% dành cho khách hàng mới.


Tin liên quan

Tin mới