FOMO (Fear Of Missing Out) trong đầu tư chứng khoán là gì?

FOMO là tình trạng tâm lý thường gặp trong đầu tư chứng khoán, gây ảnh hưởng lớn đến nhà đầu tư. Hãy cùng index.vn tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân, tác hại của FOMO để có cách xử lý phù hợp.

FOMO là gì?

FOMO là từ viết tắt của Fear Of Missing Out
FOMO là từ viết tắt của Fear Of Missing Out

FOMO là từ viết tắt của Fear Of Missing Out, một hiệu ứng tâm lý chỉ những người sợ bỏ mất cơ hội nào đó.

Đây là tâm lý chung ở bất cứ thị trường nào: Chứng khoán, Bitcoin, Forex…

Nghe có vẻ rất vô lý bởi nếu không có kiến thức trong một thị trường nào đó thì việc bạn bỏ ngoài tai khoản “lợi nhuận” kếch xù được hứa hẹn là rất bình thường. Tuy nhiên, điều đáng buồn là không nhiều người làm được việc này.

Tác hại của tâm lý FOMO trong đầu tư chứng khoán

FOMO là tình trạng tâm lý thường gặp trong đầu tư chứng khoán, gây ảnh hưởng lớn đến nhà đầu tư.
FOMO là tình trạng tâm lý thường gặp trong đầu tư chứng khoán, gây ảnh hưởng lớn đến nhà đầu tư.

Hiệu ứng tâm lý FOMO gây ra nhiều vấn đề đáng ngại như sau:

  • Gây lo lắng, bất an cho nhà đầu tư (NĐT), từ đó dễ dẫn đến các quyết định thiếu chính xác. 
  • Khiến NĐT dễ hành động theo cảm tính, thiếu chiến lược và dễ bỏ qua các kế hoạch giao dịch ban đầu. 
  • Các NĐT dễ đối mặt với tình trạng thua lỗ do theo đuổi xu hướng mua đỉnh bán đáy, khi sập bẫy FOMO, họ không bán ngay với giá lý tưởng mà kỳ vọng vào việc tăng giá, đến khi cổ phiếu giảm mạnh thì không kịp trở tay. 

Nguyên nhân nhà đầu tư dễ bị hiệu ứng tâm lý FOMO chi phối

“Hãy tham lam khi người khác sợ hãi và hãy sợ hãi khi người khác tham lam”
“Hãy tham lam khi người khác sợ hãi và hãy sợ hãi khi người khác tham lam”
  • Sợ mất cơ hội: Đây là nỗi ám ảnh của hầu hết nhà đầu tư chứng khoán. Nỗi sợ bỏ lỡ cơ hội thu lợi nhuận cao khiến họ đi lệch khỏi kế hoạch ban đầu. Lúc này, hiệu ứng FOMO sẽ khiến NĐT hình thành tầm nhìn ngắn hạn và mất kiểm soát tâm lý.
  • Thiếu kiên nhẫn: Mất mát trong những lần trước dễ khiến các NĐT hoang mang, khiến họ trở nên háo thắng hơn. Tuy nhiên, tâm lý này ngược lại sẽ tiếp tục đưa họ đi vào vòng luẩn quẩn.
  • Mất cân bằng: Tâm lý quá tự tin, thích khoe khoang hoặc tự ti về khả năng bản thân trong quá trình chơi chứng sẽ khiến các NĐT trở thành nạn nhân của FOMO. 
  • Thiếu hiểu biết về thị trường: Các chứng sĩ lần đầu tham gia đầu tư chứng khoán thường không đủ kinh nghiệm, kiến thức… Điều này dễ khiến họ đưa ra những quyết định theo số đông hoặc cảm tính.
  • Tham vọng: Tâm lý chủ quan với cổ phiếu, tham vọng thu lợi cao không điểm dừng sẽ cuốn các NĐT vào những cái bẫy trên thị trường chứng khoán. Điều này dẫn đến tâm lý bị chi phối, mất lý trí và thua lỗ nặng. 

Cách loại bỏ cảm giác FOMO khi đầu tư chứng khoán

Tỷ phú Warren Buffett từng nói: “Hãy tham lam khi người khác sợ hãi và hãy sợ hãi khi người khác tham lam”.

Vậy cụ thể phải làm sao để có thể tự cảm thấy “sợ hãi” giống như ông?

  • Nghiên cứu thị trường: Trước khi đầu tư, nhà đầu tư nên nghiên cứu, tìm hiểu thông tin thị trường chứng khoán, các loại cổ phiếu tiềm năng để xây dựng chiến lược hiệu quả.
  • Làm chủ cảm xúc: NĐT chứng khoán phải kiên định với kế hoạch của bản thân để tránh những sai lầm không đáng có. Việc làm chủ cảm xúc sẽ giúp các chứng sĩ duy trì lý trí, từ đó đưa ra quyết định thật sáng suốt. 
  • Cắt lỗ đúng thời điểm: NĐT cần đặt ra quy tắc cắt lỗ để quyết định kịp thời khi cổ phiếu chạm đáy hoặc đu đỉnh. Cách này sẽ hạn chế tối đa tình trạng thua lỗ nặng, bảo toàn số vốn và đầu tư thông minh hơn.
  • Thay đổi chiến lược linh hoạt: Một số trường hợp nhất định, NĐT nên thay đổi, điều chỉnh chiến lược sao cho thích ứng tốt nhất với biến động của thị trường.

Tin liên quan

Tin mới