Hiệp sĩ vàng là gì?

Trên thương trường đầy khói lửa, hoạt động mua bán, thâu tóm, sáp nhập công ty diễn ra không ngừng. Đằng sau những giao dịch đầy kịch tính này, tồn tại một nhóm "hiệp sĩ” đặc biệt. Trong bài viết của index.vn, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về “Yellow Knight” – người khởi xướng sự thâu tóm nhưng thay đổi chiến thuật linh hoạt để đạt được mục tiêu.

Khái niệm Hiệp sĩ vàng

Hiệp sĩ vàng (tiếng Anh: Yellow Knight) - Hiệp sĩ vàng nói đến một công ty đang có kế hoạch cho sự thâu tóm thù địch, nhưng sau đó lại "hoàn lương", đề xuất một sự hợp nhất ngang bằng với công ty mục tiêu. 

Đặc điểm của Yellow Knight

Hiệp sĩ vàng nói đến một công ty đang có kế hoạch cho sự thâu tóm thù địch, nhưng sau đó thay đổi
Hiệp sĩ vàng nói đến một công ty đang có kế hoạch cho sự thâu tóm thù địch, nhưng sau đó thay đổi

Yellow Knight là những người bắt đầu một cách quyết liệt, cố gắng thâu tóm một công ty dù ban lãnh đạo công ty đó không đồng ý, nhưng sau đó từ bỏ kế hoạch và đề xuất hợp nhất ngang bằng thay vì tiếp tục mua lại.

Họ có nhiều lý do để rút lui khỏi thương vụ. Nhưng thường là do nhận ra công ty mục tiêu có chi phí cao hơn hoặc có các biện pháp phòng thủ tốt hơn họ nghĩ.  Do đó, họ cần thay đổi chiến lược.

Nếu bị từ chối và phản kháng mạnh mẽ, Yellow Knight sẽ nhận thấy mình đang trong thế yếu trong đàm phán, và họ thấy việc hợp nhất thân thiện có thể là lựa chọn hợp lý để có được tài sản của công ty mục tiêu.

Tại sao những công ty này được gọi là “hiệp sĩ vàng”? Vì màu vàng tượng trưng cho sự hèn nhát và lọc lừa.

Ví dụ về Yellow Knight

Hiệp sĩ vàng cố gắng thâu tóm một công ty dù công ty đó không đồng ý, nhưng sau đó từ bỏ kế hoạch và đề xuất hợp nhất ngang bằng
Hiệp sĩ vàng cố gắng thâu tóm một công ty dù công ty đó không đồng ý, nhưng sau đó từ bỏ kế hoạch và đề xuất hợp nhất ngang bằng

Giả sử công ty A muốn mua lại công ty B. Công ty B thấy rằng đây là một sự thâu tóm thù địch và có thể công ty A sẽ hủy hoại công ty mình. Do đó, ban giám đốc công ty B công kích bằng cách nói với các cổ đông rằng, việc bán công ty cho công ty A không phải là một điều tốt. 

Về phía công ty A , công ty này lo sợ một cuộc chiến pháp lý xảy ra và có ít sự ủng hộ từ các cổ đông của cả 2 bên. Do đó, công ty A đưa ra các điều khoản thân thiện hơn và đề xuất sáp nhập với công ty B. Trong trường hợp này, công ty A được gọi là Hiệp sĩ vàng (Yellow Knight)


Tin liên quan

Tin mới