Thương mại điện tử (e-commerce) là gì?
Thương mại điện tử là gì?
Thương mại điện tử (tiếng Anh: e-commerce, e-comm hay EC), là việc mua bán hàng hoá hay dịch vụ trên các hệ thống điện tử như Internet và các mạng máy tính. TMĐT dựa trên một số công nghệ như tiếp thị Internet, chuyển tiền điện tử, quá trình giao dịch trực tuyến, trao đổi dữ liệu điện tử (EDI), quản lý chuỗi dây chuyền cung ứng, các hệ thống quản lý hàng tồn kho và các hệ thống tự động thu thập dữ liệu. TMĐT hiện đại thường sử dụng mạng World Wide Web là một điểm ít nhất phải có trong chu trình giao dịch, mặc dù nó có thể gồm một phạm vi lớn hơn về mặt công nghệ như email, các thiết bị di động như smart phone.
TMĐT thông thường được xem ở các khía cạnh của kinh doanh điện tử (e-business). Nó cũng gồm sự trao đổi dữ liệu tạo điều kiện thuận lợi cho các nguồn tài chính và các khía cạnh thanh toán của việc giao dịch kinh doanh.
TMĐT có thể được dùng theo một vài hoặc toàn bộ những nghĩa như sau:
- E-tailing (bán lẻ trực tuyến) hoặc "cửa hàng ảo" trên website với các danh mục trực tuyến, đôi khi được gom thành các "trung tâm mua sắm ảo".
- Việc thu thập và sử dụng dữ liệu cá nhân thông qua các địa chỉ liên lạc web
- Việc mua bán giữa Doanh nghiệp với Doanh nghiệp
- Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI), trao đổi dữ liệu giữa Doanh nghiệp với Doanh nghiệp
- Email, fax và cách sử dụng chúng như một phương tiện cho việc tiếp cận và thiếp lập mối quan hệ với khách hàng
- Bảo mật các giao dịch kinh doanh
E-commerce website là gì?
E-commerce Website là trang thông tin điện tử được thiết lập nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh, mua bán hay cung ứng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Trước đây, E-commerce được thực hiện thông qua email và các cuộc gọi điện thoại nhưng với sự phát triển mạnh mẽ từ các phương tiện truyền thông xã hội thì thương mại điện tử mới thực sự phổ biến và đến gần với người dùng.
Lịch sử của thương mại điện tử
Về nguồn gốc, TMĐT được xem là điều kiện thuận lợi của các giao dịch TMĐT, sử dụng công nghệ như EDI và EFT. Cả hai công nghệ này đều được giới thiệu ở thập niên 70, cho phép các doanh nghiệp gửi các hợp đồng điện tử như đơn hàng hay hóa đơn điện tử. Sự phát triển và chấp nhận của thẻ tín dụng, cây ATM và ngân hàng điện thoại vào thập niên 80 cũng đã hình thành nên TMĐT. Một dạng E-commerce khác là hệ thống đặt vé máy bay bởi Sabre ở Hoa Kỳ và Travicom ở Vương Quốc Anh.
Vào thập niên 90, TMĐT bao gồm các hệ thống hoạch định tài nguyên doanh nghiệp (ERP), khai thác dữ liệu và kho dữ liệu.
Năm 1990, Tim Berners-Lee phát minh ra WorldWideWeb trình duyệt web và chuyển mạng thông tin liên lạc giáo dục thành mạng toàn cầu được gọi là Internet. Các công ty thương mại trên Internet bị cấm bởi NSF cho đến 1995. Mặc dù Internet trở nên phổ biến toàn thế giới vào khoảng năm 1994 với sự đề nghị của trình duyệt web Mosaic, nhưng phải mất 5 năm để giới thiệu các giao thức bảo mật (mã hóa SSL trên trình duyệt Netscape vào cuối năm 1994) và DSL cho phép kết nối Internet liên tục. Cuối năm 2000, nhiều công ty kinh doanh ở Mỹ và Châu Âu đã thiết lập các dịch vụ thông qua World Wide Web. Từ đó người ta bắt đầu có mối liên hệ với từ "E-commerce" với việc trao đổi các hàng hóa khác nhau thông qua Internet dùng các giao thức bảo mật và dịch vụ thanh toán điện tử.
Các giai đoạn trong quá trình hình thành E-commerce như sau:
- Năm 1969: Công nghệ CompuServe được thành lập bởi tiến sĩ John R.Goltz, Jeffery Wilkins và các sinh viên kỹ sư điện bằng cách sử dụng kết nối quay số. Vào những năm 1980, CompuServe đã giới thiệu ra công chúng một số hình thức kết nối email và internet và thống lĩnh thị trường.
- Năm 1979: Michael Aldrich - một nhà phát minh người Anh đã phát minh ra mua sắm điện tử bằng cách kết nối TV với máy tính xử lý giao dịch qua đường dây điện thoại.
- Năm 1982: Sàn giao dịch máy tính Boston ra mắt nhằm phục vụ như một thị trường trực tuyến cho việc mua bán máy tính đã qua sử dụng.
- Năm 1992: Book Stacks Unlimited ra mắt thị trường sách trực tuyến đầu tiên.
- Năm 1994: Netscape Navigator ra mắt công cụ duyệt web và được sử dụng chủ yếu trên nền tảng Windows.
- Năm 1995: Ebay và Amazon ra mắt như một nền tảng TMĐT cho sách.
- Năm 1998: PayPal được Max Levhin, Like Nosek, Ken Howery và Peter Thiel cho ra mắt như một hệ thống thanh toán TMĐT.
- Năm 1999: Alibaba ra mắt như một thị trường trực tuyến với các nền tảng B2B, C2C, B2C và được sử dụng rộng rãi tới ngày nay.
Vai trò của TMĐT trong hoạt động kinh doanh
Thương mại điện tử là một loại hình kinh doanh chủ yếu trong thời đại 4.0 hiện nay, nó đóng vai trò quan trọng trong hoạt động cũng như sự phát triển của các cá nhân, doanh nghiệp. Không chỉ thế, hình thức thương mại này đã làm thay đổi mô hình kinh doanh toàn cầu. Tuy nhiên, E-commerce ở Việt Nam cũng như trên thế giới được đánh giá là đang trong giai đoạn bùng nổ bởi người tiêu dùng đang có xu hướng mua hàng trực tuyến rất lớn, xu hướng này được dự báo sẽ là xu hướng của tương lai, nơi mà người ta chỉ mua bán qua internet, việc đến tận cửa hàng mua bán gần như lỗi thời.
Thời gian qua, không chỉ Việt Nam mà khắp hành tinh xanh đã đối mặt với dịch bệnh Covid-19 nên việc mua hàng online để hạn chế tụ tập đã trở nên thiết yếu. Các nhà kinh doanh hay doanh nghiệp cần chú trọng đầu tư TMĐT nhiều hơn nữa đặc biệt là E-commerce website, E-commerce app hay liên kết với các nền tảng trực tuyến để đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dùng một cách tốt nhất.
Một số ứng dụng chung nhất liên quan đến E-commerce được liệt kê dưới đây:
- Ngân hàng điện tử
- Phần mềm giỏ hàng
- Hệ thống thanh toán trong nước và quốc tế
- Tài liệu tự động hóa ở chuỗi cung ứng và hậu cần
- Quản lý nội dung doanh nghiệp
- Mạng xã hội
- Trợ lý tự động trực tuyến
- Văn phòng trực tuyến
- Nhóm tin
- Nhóm mua
- Mua bán dịch vụ trực tuyến
- IM (Instant Messaging)
- Vé điện tử
- Mua sắm online và theo dõi đặt hàng
- Hội thảo truyền thông trực tuyến
- Nhắn tin nhanh
Lợi ích của E-commerce
- Không giới hạn thời gian: Khi bạn áp dụng mô hình TMĐT thì cửa hàng có thể truy cập cả ngày. Nó cho phép mọi người mua sắm 24h/ngày, 7 ngày/tuần và 365 ngày/năm bất kể họ sống ở đâu. Thậm chí khi bạn chưa kịp xử lý đơn đặt hàng của khách thì ngay lập tức nó vẫn có thể duyệt các mặt hàng đã mua ở cửa hàng của bạn. Điều này vừa đem lại nhiều cơ hội cho khách mua sắm vừa tạo cơ hội cho nhà kinh doanh thêm nhiều lợi nhuận.
- Không giới hạn vị trí cửa hàng: Điểm khác biệt giữa bán hàng truyền thống và thương mại điện tử là TMĐT sẽ giúp cửa hàng không bị giới hạn bởi vị trí thực của nó. Nó cho phép chủ cửa hàng ra mắt sản phẩm với số lượng không giới hạn vì chủ cửa hàng hoàn toàn không bị giới hạn bởi không gian. Bên cạnh đó, nó giúp bạn tiết kiệm một khoản chi phí thuê mặt bằng hay thuê nhân viên để bạn có thêm chi phí tối ưu trang web hơn nữa.
- Không giới hạn khoảng cách: Với cửa hàng truyền thống thì người kinh doanh phải mở thêm nhiều chi nhánh thì mới có thể đem sản phẩm của mình đến khách hàng. Tuy nhiên, với E-commerce thì giới hạn này hoàn toàn được cởi bỏ. Khách hàng chỉ cần lên trang web của cửa hàng và chọn sản phẩm mình mong muốn là có thể được giao đến tận nhà mà không cần đến cửa hàng. Vậy bạn đã có thể bán cho bất cứ ai, dù họ ở đâu thông qua E-commerce.
- Tiết kiệm chi phí: Việc tạo và duy trì một website sẽ ít tốn kém hơn so với việc vận hành một cửa hàng truyền thống. Nếu cửa hàng offline buộc bạn phải chi một khoản tiền để thuê mặt bằng, trả tiền điện hoặc các khoản bảo trì khác,... thì với TMĐT sẽ giúp bạn tiết kiệm được khoản chi phí đó. Bạn có thể sử dụng khoản tiền tiết kiệm để đầu tư hình ảnh cho website để nó đến gần với khách hàng hơn.
- Quản lý hàng tồn kho tự động: Trong TMĐT, doanh nghiệp có thể ứng dụng các công cụ điện tử hỗ trợ cho việc xúc tiến quá trình đặt hàng, giao hàng và thanh toán quản lý hàng tồn. Việc làm này sẽ giúp tiết kiệm tỷ tỷ chi phí hoạt động và hàng tồn cho doanh nghiệp.
Yếu tố cơ bản cấu thành TMĐT
Khảo hàng trực tuyến (Online shopping)
Khảo hàng trực tuyến gồm tất cả các hoạt động tìm kiếm, tìm hiểu sản phẩm và đưa ra lựa chọn sản phẩm của khách hàng cũng như hoạt động cung cấp thông tin hàng hoá hoặc dịch vụ của người bán thông qua mạng Internet. Các thông tin này được truyền đạt thông qua các trang web TMĐT hay app TMĐT nhằm giúp khách hàng cân nhắc việc mua bán.
Khách sẽ truy cập trực tiếp vào website cửa hàng bằng các công cụ tìm kiếm mua sắm như: Lazada, Shopee, Tiki,... để xem danh mục sản phẩm hoặc tìm kiếm mặt hàng mà người dùng quan tâm. Sau khi tìm kiếm thì sản phẩm quan tâm sẽ được hiển thị đi kèm mức giá trên tất cả các cửa hàng và tất cả các sản phẩm riêng biệt trên nền tảng công nghệ đó.
Online shopping được diễn ra giữa cửa hàng trực tuyến với khách hàng (business to customer) hay các cửa hàng trực tuyến với nhau (business to business) thông qua các thiết bị công nghệ để mua hàng online như: TV thông minh, máy tính PC, laptop, tablet, smart phone,... Người tiêu dùng thường sử dụng chức năng “tìm kiếm” để lọc ra các sản phẩm theo các mẫu, loại, thương hiệu,... để việc mua sắm diễn ra thuận tiện.
Mua hàng trực tuyến (Online purchase)
Mua hàng trực tuyến cho phép người dùng trực tiếp mua hàng từ người bán thông qua mạng Internet bằng các trình duyệt web hoặc các nền tảng công nghệ khác. Hình thức mua hàng online bao gồm các hoạt động trao đổi, yêu cầu mua bán, giao hàng của khách với bên bán thông qua E-commerce web, app,... cung cấp.
Người tiêu dùng sẽ tìm hiểu về các hàng hoá, dịch vụ mong muốn bằng các thông tin chi tiết mà người bán cung cấp rối đưa ra quyết định có mua trực tuyến hay không. Thông qua các trang web, các app mà khách hàng sẽ liên hệ với đại diện bán hàng để thỏa thuận giá, cách thức thanh toán, giao hàng,... Sau khi thỏa thuận với người bán, khách hàng sẽ chọn thanh toán trực tiếp hoặc thanh toán chuyển khoản như: ví Momo, internet banking, mobile banking, Zalo Pay,...
Các sản phẩm vật lý như: mỹ phẩm, quần áo... sẽ được các đơn vị phụ trách giao hàng đến nơi khách yêu cầu. Tuy nhiên, các sản phẩm kỹ thuật số như các file tài liệu... sẽ được gửi bằng tệp hoặc bằng tin nhắn đến người tiêu dùng thông qua Internet.
Các hình thức hoạt động chủ yếu của TMĐT
- Thanh toán điện tử: Là sự chi trả các khoản tiền cho dịch vụ nào đó thông qua mô hình trực tuyến. Cụ thể là trả lương bằng chuyển tiền trực tiếp vào tài khoản, thanh toán tiền mua hàng qua các ví điện tử, thẻ tín dụng,... Tuy vậy, thanh toán điện tử ngày nay đã mở rộng sang nhiều lĩnh vực mới như: Thanh toán tiền điện tử (Internet Cash), Trao đổi dữ liệu điện tử tài chính (Financial Electronic Data Interchange), Dịch vụ vận chuyển thương mại điện tử (Cash of Delivery),...
- Thư điện tử: Đây là hình thức giao tiếp được các doanh nghiệp và cơ quan chính phủ ưa chuộng. Nó đóng vai trò như hình thức giao tiếp trực tuyến qua Internet, còn được gọi là email
- Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI): Đây là hình thức trao đổi các dữ liệu dưới dạng có cấu trúc bằng cách chuyển thông tin từ máy tính điện tử này sang thiết bị khác hay chuyển đổi giữa các đơn vị công ty đã thỏa thuận với nhau.
- Mua bán hàng hóa hữu hình: Những hàng hóa tiêu dùng hàng ngày như: đồ gia dụng, quần áo,... hay những hàng hóa có giá trị lớn như: laptop, xe máy,... đều được đặt hàng trên các trang TMĐT. Đó chính là hình thức mua bán hàng hóa hữu hình mà thị trường hiện nay đang hướng đến.
- Truyền dung liệu: Nói cách khác thì đây là hình thức truyền nội dung của hàng hóa số. Giá trị thực của nó tồn tại bên trong bản thân nội dung của nó. Mọi hàng hóa số đều có thể thực hiện dưới hình thức giao hàng qua internet.
Khuynh hướng toàn cầu của E-commerce
Mô hình kinh doanh trên toàn hành tinh tiếp tục thay đổi đáng kể với sự ra đời của E-commerce. Nhiều nước đã đóng góp vào sự phát triển của ngành thương mại điện tử. VD, Vương Quốc Anh có chợ thương mại điện tử lớn nhất thế giới khi đo bằng chỉ số chi tiêu bình quân đầu người, con số này cao hơn cả Hoa Kỳ. Kinh tế Internet ở Xứ sở sương mù có thể tăng 10% từ năm 2010 đến năm 2015. Điều này tạo ra động lực thay đổi cho ngành công nghiệp quảng cáo.
Trong số các nền kinh tế mới nổi, sự hiện diện của TMĐT ở Trung Quốc tiếp tục mở rộng. Với 384 triệu người sử dụng Internet, doanh số bán lẻ của cửa hàng trực tuyến ở đất nước tỷ dân đã tăng 36,6 tỉ đô la Mỹ năm 2009 và một trong những lý do đằng sau sự tăng trưởng đáng ngạc nhiên là cải thiện độ tin cậy của người tiêu dùng. Các công ty bán lẻ Trung Quốc đã giúp khách hàng cảm thấy thoải mái hơn khi mua hàng trực tuyến.
TMĐT cũng được mở rộng khắp khu vực Trung Đông. Với sự ghi nhận là khu vực có tăng trưởng nhanh nhất thế giới trong sử dụng Internet từ năm 2000 đến 2009, hiện thời khu vực này có hơn 60 triệu người dùng Internet. Bán lẻ, du lịch và chơi game là các phần trong E-commerce hàng đầu ở khu vực, mặc dù có các khó khăn như thiếu khuôn khổ pháp lý toàn khu vực và các vấn đề hậu cần trong giao thông vận tải qua biên giới.
E-commerce đã trở thành một công cụ quan trọng cho thương mại quốc tế, không chỉ bán hàng hoá mà còn quan hệ với khách hàng.
Thực trạng TMĐT ở Việt Nam
E-commerce đang được áp dụng nhiều nơi trên thế giới đặc biệt ở Việt Nam. Theo nghiên cứu của trung tâm kinh doanh toàn cầu Đại học Tufts thì Việt Nam đứng thứ 48 trên 60 nước có tốc độ chuyển đổi kinh tế nhanh nhất thế giới. Thêm vào đó, Việt Nam còn xếp hạng 22 về tốc độ phát triển số hóa. Việt Nam đang trong nền kinh tế số hóa là cơ hội tốt nhất để E-commerce lên ngôi.
Hiện nay, Việt Nam có khoảng 53% dân số đang dùng Internet và 50 triệu thuê bao smartphone. Con số này chứng tỏ thị trường TMĐT Việt Nam sẽ bùng nổ trong thời gian sớm nhất. Điều này đã được chứng minh qua kết quả khảo sát của hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) đưa ra trong Báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam năm 2018, tốc độ tăng trưởng của năm 2017 tăng 25% so với 2016, tỷ lệ tăng trưởng doanh thu năm 2017 tăng 35% trong lĩnh vực bán lẻ trực tuyến.
Theo thông tin từ Công ty Cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS), năm 2017 có số lượng giao dịch trực tuyến thẻ nội địa tăng khoảng 50% so với 2016, giá trị giao dịch tăng tới 75%. Theo thống kê của tập đoàn iPrice, Việt Nam đang nắm được hầu hết các xu hướng của khu vực, tổng lượng truy cập mua sắm online của Việt Nam đạt mức 26% năm 2017. Cũng trong năm 2017, tỷ lệ chuyển đổi của Việt Nam được đánh giá là tỷ lệ chuyển đổi cao nhất khu vực lên đến 65%. Dựa vào kết quả khảo sát của hội doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, năm 2018 số người dùng chọn mua trực tuyến đã tăng 3 lần so với năm 2017 (2,7% so với 0,9%).
Ngoài ra, những nhà đầu tư nước ngoài cũng chi mạnh vào thị trường TMĐT Việt Nam. Cụ thể là Tencent đầu tư 500 triệu USD vào Shopee, Alipay của Alibaba ký thỏa thuận chiến lược với Napas,…Thị trường TMĐT Việt Nam sẽ còn phát triển hơn nữa để thu hút người tiêu dùng mua hàng trên các trang TMĐT.
Tin liên quan
-
Dù bạn là nhân viên công sở muốn kiếm thêm thu nhập ngoài giờ hay đang muốn gắn...
-
Thị trường chứng khoán là gì?
Thị trường chứng khoán là kênh đầu tư hấp dẫn được nhiều người quan tâm. Index.vn sẽ cung... -
Tiền kỹ thuật số là gì? Tiền số và tiền pháp định khác nhau thế nào?
Hiện nay, tiền kỹ thuật số đã phổ biến và trở thành cơn sốt với các nhà đầu...
Tin mới
-
Thúc đẩy kết nối kinh tế, nâng cao hiệu quả các lĩnh vực hợp tác Việt Nam - Lào
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương nhấn mạnh, chính sách nhất quán của...26/08/2024 08:15 -
Giảm 50% phí trước bạ với ô tô sản xuất trong nước trong 3 tháng
Thường trực Chính phủ đã thống nhất giảm 50% phí trước bạ với ô tô sản xuất, lắp...26/08/2024 08:51 -
PV GAS tham gia chương trình tri ân “Về nơi khởi nguồn”
Vừa qua, tại Khu di tích quốc gia đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo, xã Tam Kim, huyện...25/08/2024 12:08 -
VPBank cung cấp nhiều giải pháp sáng tạo giúp doanh nghiệp quản lý dòng tiền tối ưu
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, với cùng xuất phát điểm và nguồn lực đầu tư ban...23/08/2024 15:31 -
Forbes vinh danh Vietjet trong danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam 2024
Tạp chí Forbes Việt Nam vừa vinh danh và trao giải cho 50 công ty niêm yết tốt...23/08/2024 15:36 -
Chuyển đổi số là cuộc cách mạng về thay đổi hơn là cuộc cách mạng về công nghệ
Chuyển đổi số là cuộc cách mạng về thay đổi hơn là cuộc cách mạng về công nghệ....23/08/2024 15:45 -
Ứng dụng Microsoft trên Mac chứa nhiều lỗ hổng bảo mật
Ứng dụng Microsoft có lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng trên macOS có thể bị tin tặc khai...23/08/2024 15:17 -
SeABank chốt quyền chia cổ tức bằng cổ phiếu và nhận cổ phiếu phát hành tổng tỷ lệ gần 13,6%
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) vừa có thông báo chốt danh sách cổ đông...23/08/2024 09:07 -
Tọa đàm trực tuyến ‘Năng suất xanh - nền tảng cho phát triển bền vững’
Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Năng suất xanh - nền tảng cho phát triển bền vững”...23/08/2024 09:15 -
Dự đoán XSMB 23/8 - Dự đoán Xổ Số Miền Bắc 23/8/2024 MIỄN PHÍ
Dự đoán XSMB 23/8/2024 - Soi cầu dự đoán XSMB VIP đẹp hôm nay Dự đoán XSMB 23/8...23/08/2024 08:08 -
Dự đoán XSMN 23/8 - Dự đoán Xổ Số Miền Nam 23/8/2024 MIỄN PHÍ
Phân tích XSMN 23/8/2024 - Thống kê xổ số Miền Nam ngày 23 tháng 8 năm 2024 thứ...23/08/2024 08:16 -
Dự đoán XSMT 23/8 - Dự đoán Xổ Số Miền Trung 23/8/2024 MIỄN PHÍ
Thống kê xổ số Miền Trung 23/8/2024 - Phân tích XSMT ngày 23 tháng 8 năm 2024 hôm...23/08/2024 08:00 -
Hoa Kỳ khởi xướng rà soát hành chính một số sản phẩm của Việt Nam đang bị áp thuế chống bán phá giá/chống trợ cấp
Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã đăng thông báo khởi xướng rà soát hành chính đối với...22/08/2024 09:21 -
Việt Nam có nhiều lợi thế trong phát triển trí tuệ nhân tạo AI
Việt Nam có nhiều lợi thế trong phát triển trí tuệ nhân tạo AI, nhờ vào thị trường,...22/08/2024 09:03
404