Kiểm soát hối đoái là gì?

Kiểm soát hối đoái (Exchange controls) là những hạn chế do chính phủ áp dụng đối với việc mua và bán tiền tệ.

Kiểm soát hối đoái (Exchange controls) là gì?

Kiểm soát hối đoái hay kiểm soát ngoại hối (tiếng Anh: exchange controls) là biện pháp hạn chế quy mô trao đổi tự do đồng tiền của một quốc gia để lấy đồng tiền quốc gia khác.
Kiểm soát hối đoái hay kiểm soát ngoại hối (tiếng Anh: exchange controls) là biện pháp hạn chế quy mô trao đổi tự do đồng tiền của một quốc gia để lấy đồng tiền quốc gia khác.

Các biện pháp kiểm soát hối đoái được áp dụng để hỗ trợ cho việc loại từ tình trạng thâm hụt cán cân thanh toán và bảo vệ tỷ giá hối đoái cố định, ngăn cản các luồng tiền nóng chảy ra và chảy vào. Các hệ thống quản lý hối đoái đặt ra giới hạn trần cho khối lượng tiền có thể dùng cho thương mại hải ngoại và mục đích đầu tư, thông thường có phân biệt đối xử với những hàng hoá cụ thể, chẳng hạn như những mặt hàng nhập khẩu không thiết yếu.

Nền tảng của kiểm soát hối đoái (Exchange controls)

Các nước có nền kinh tế yếu và đang phát triển thường sử dụng các biện pháp kiểm soát ngoại hối để hạn chế đầu cơ đối với tiền tệ của họ.
Các nước có nền kinh tế yếu và đang phát triển thường sử dụng các biện pháp kiểm soát ngoại hối để hạn chế đầu cơ đối với tiền tệ của họ.

Nhiều quốc gia Tây Âu đã thực hiện kiểm soát ngoại hối ngay sau Đệ nhị thế chiến. Các biện pháp đã dần được loại bỏ, tuy nhiên khi các nền kinh tế sau chiến tranh trên lục địa tăng trưởng đều đặn (chẳng hạn như Anh) đã gỡ bỏ những hạn chế cuối cùng vào tháng 10/1979. 

Các nước có nền kinh tế yếu và đang phát triển thường sử dụng các biện pháp kiểm soát ngoại hối để hạn chế đầu cơ đối với tiền tệ của họ. Họ thường đồng thời đưa ra các biện pháp kiểm soát vốn làm hạn chế số lượng đầu tư nước ngoài vào nội địa.

Một chính phủ có thể cấm sử dụng một loại ngoại tệ nào đó và cấm người dân sở hữu nó. Ngoài ra, họ có thể áp đặt tỷ giá hối đoái cố định để chống đầu cơ, hạn chế bất kỳ hoặc tất cả ngoại hối được phê duyệt bởi chính phủ hoặc giới hạn lượng tiền tệ có thể được nhập hay xuất khẩu.

Các biện pháp kiểm soát ngoại hối

Thông thường, kiểm soát hối đoái có thể dẫn đến việc tạo ra thị trường chợ đen để trao đổi tiền tệ yếu hơn cho các đồng tiền mạnh hơn.
Thông thường, kiểm soát hối đoái có thể dẫn đến việc tạo ra thị trường chợ đen để trao đổi tiền tệ yếu hơn cho các đồng tiền mạnh hơn.

Kiểm soát hối đoái là các hình thức kiểm soát khác nhau được áp đặt bởi chính phủ về việc mua bán ngoại tệ của người dân hoặc trên giao dịch muabán nội tệ của người không cư trú.

Các cách kiểm soát phổ biến gồm:

  • Cấm người dân địa phương sở hữu ngoại tệ
  • Cấm sử dụng ngoại tệ trong nước
  • Hạn chế trao đổi tiền tệ với các trao đổi được chính phủ phê duyệt
  • Giới hạn về số tiền có thể được nhập hay xuất
  • Tỷ giá cố định

Các quốc gia có kiểm soát hối đoái cũng được gọi là "Quốc gia Điều 14" sau khi quy định trong thỏa thuận Quỹ tiền tệ quốc tế cho phép kiểm soát trao đổi cho các nền kinh tế chuyển tiếp. Các biện pháp kiểm soát ngoại hối này thường được sử dụng phổ biến ở hầu hết các nước, đặc biệt là các nước kém và đang phát triển, cho đến những năm 1990 khi thương mại tự do và toàn cầu hóa bắt đầu tạo xu hướng tự do hóa kinh tế. 

Thông thường, kiểm soát hối đoái có thể dẫn đến việc tạo ra thị trường chợ đen để trao đổi tiền tệ yếu hơn cho các đồng tiền mạnh hơn. Điều này dẫn đến một tình trạng mà tỷ giá hối đoái của ngoại tệ cao hơn nhiều với tỷ giá do chính phủ quy định, và do vậy tạo ra một thị trường trao đổi tiền tệ trong bóng tối. 


Tin liên quan

Tin mới