Luật chống độc quyền là gì? Luật chống độc quyền ở Việt Nam được quy định như thế nào?

Luật chống độc quyền là một tập hợp các dự luật của tiểu bang và liên bang Mỹ nhằm ngăn chặn sự độc quyền và khuyến khích cạnh tranh giữa các tổ chức kinh doanh. Luật chống độc quyền (ANTITRUST LAWS) là gì? Index.vn sẽ giải đáp qua bài viết sau đây.

Độc quyền là gì?

Pháp luật không có quy định về độc quyền nhưng căn cứ theo các nội dung trong thực hiện thì độc quyền là thuật ngữ kinh tế học chỉ trạng thái thị trường có duy nhất một người bán và sản xuất ra sản phẩm không có sản phẩm khác thay thế. Đây là một dạng thất bại thị trường, một trường hợp cực đoan của sự thiếu cạnh tranh trên thị trường. Dù thực tế hầu như không tìm được trường hợp nào đáp ứng đủ 2 tiêu chí của độc quyền nên có thể coi như không tồn tại độc quyền thuần túy, nhưng các hình thức độc quyền không thuần túy đều dẫn đến không đem lại lợi ích xã hội.

Việc chỉ có một công ty hoặc một tập đoàn hợp tác với nhau để chiếm vị trí độc tôn trong việc cung cấp một sản phẩm, giúp họ có thể kiểm soát hoàn toàn giá của sản phẩm đó, tối đa hóa lợi nhuận và ngăn các hãng khác cạnh tranh gia nhập thị trường.

Việc chỉ có một công ty hoặc một tập đoàn hợp tác với nhau để chiếm vị trí độc tôn trong việc cung cấp một sản phẩm, giúp họ có thể kiểm soát hoàn toàn giá của sản phẩm đó
Việc chỉ có một công ty hoặc một tập đoàn hợp tác với nhau để chiếm vị trí độc tôn trong việc cung cấp một sản phẩm, giúp họ có thể dễ dàng thay đổi giá của sản phẩm đó

Độc quyền là hệ quả tất yếu của việc cạnh tranh không có định hướng và điều tiết: Từ cạnh tranh lành mạnh chuyển qua cạnh tranh không lành mạnh dẫn đến cạnh tranh có tính độc quyền và cuối cùng xuất hiện độc quyền. Độc quyền làm tê liệt cạnh tranh lành mạnh, cản trở tăng trưởng kinh tế, tác động trực tiếp đến lợi ích người tiêu dùng, ảnh hưởng xấu đến an sinh xã hội và tạo ra sức ì cho chính những doanh nghiệp độc quyền.

Cạnh tranh không lành mạnh và độc quyền là những khuyết tật của kinh tế thị trường. Các nước có nền kinh tế thị trường phát triển sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để kiểm soát độc quyền như: Chính sách thuế, điều chỉnh độc quyền, quản lí giá sản phẩm...

Thị trường độc quyền là một cấu trúc thị trường được đặc trưng bởi một người bán duy nhất trên thị trường và có nhiều người mua. Trong thị trường độc quyền, người bán không phải đối mặt với cạnh tranh, bởi họ chính là người bán duy nhất, bán sản phẩm duy nhất không có sản phẩm thay thế và không có cạnh tranh. Có thể nói, một thị trường độc quyền là thị trường không cạnh tranh. Đây là một trong các hình thức thất bại của thị trường, trường hợp tiêu cực của thị trường là sự thiếu tính cạnh tranh. Tuy nhiên, tại nhiều nước phát triển, độc quyền chỉ còn tồn tại ở vài ngành nhất định và một mức độ nhất định. Bởi nó là nhân tố đảm bảo cho cạnh tranh phát triển và duy trì được hiệu quả kinh tế toàn xã hội.

Đặc điểm của thị trường độc quyền

- Một thị trường độc quyền được điều tiết chi phối bởi nhà cung cấp duy nhất. Khi một nhà cung cấp kiểm soát việc cung cấp và sản xuất một sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định, các công ty khác khó có thể tham gia thị trường độc quyền. 

- Tối đa hóa lợi nhuận. Trong thị trường độc quyền, công ty độc quyền tối đa hóa mọi lợi nhuận. Họ có thể đặt giá cao hơn giá bình thường mà họ có thể có trong thị trường cạnh tranh để kiếm được lợi nhuận cao hơn. Do không có cạnh tranh nên giá do công ty độc quyền ấn định sẽ là giá thị trường.

- Sản phẩm không độc đáo. Hàng hóa, dịch vụ do doanh nghiệp nào đó cung cấp là duy nhất. Không có sản phẩm thay thế sẵn có trên thị trường, dẫn đến sản phẩm thiếu tính độc đáo. Vì không có cạnh tranh, doanh nghiệp độc quyền cũng ít để tâm đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm hơn hay đa dạng hoá mẫu mã sản phẩm.

Luật chống độc quyền là gì?

Luật chống độc quyền (Antitrust Law) là tập hợp các dự luật của tiểu bang và liên bang tại Mỹ nhằm ngăn chặn sự độc quyền và khuyến khích cạnh tranh lành mạnh giữa các tổ chức kinh doanh nhằm thúc đẩy cạnh tranh một cách công bằng. Mục đích là đem lại lợi ích cho người tiêu dùng. Ở một số quốc gia nói tiếng Anh, luật chống độc quyền còn được biết với tên khác là Luật cạnh tranh (Competition Law). 

Mục đích là đem lại lợi ích cho người tiêu dùng.
Mục đích của Luật chống độc quyền là đem lại lợi ích cho người tiêu dùng.

Luật chống độc quyền là luật được xây dựng nhằm ngăn chặn độc quyền hay các thông lệ kinh doanh giới hạn sự cạnh tranh thị trường tự do. Cho dù chỉ có 40 tiểu bang chấp nhận luật này, các bộ luật quan trọng hơn là những luật liên bang sau:

- Bộ luật Chống độc quyền Sherman năm 1890, cấm độc quyền, hạn chế thương mại, cấm tập đoàn kinh doanh, các tổ chức này được tạo ra với mục đích duy nhất là hạn chế cạnh tranh. Luật Sherman ngăn chặn “mọi hợp đồng, liên kết hoặc âm mưu không hợp lý nhằm hạn chế thương mại” cùng “sự độc quyền, cố gắng độc quyền hoặc âm mưu hay sự kết hợp để độc quyền”.

- Bộ luật của ủy ban Thương mại Liên bang năm 1914, sáng lập ủy ban Thương mại Liên bang, một cơ quan liên bang có quyền quy định về hoạt động thương mại giữa các bang, thẩm tra các hoạt động kinh doanh (trừ hoạt động của ngân hàng), đồng thời, chống lại các hành vi cạnh tranh không công bằng, lừa đảo trên thị trường bằng các lệnh cưỡng chế. Mục đích của luật này là cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp và bảo vệ lợi ích người tiêu dùng. Điều đáng chú ý, Luật Ủy ban Thương mại Liên bang 1914 cấm sử dụng quảng cáo để lừa đảo hoặc quảng cáo sai sự thật.

- Bộ luật Chống độc quyền Clayton năm 1914 và các thông tư bổ sung, sửa đổi, cấm các hợp đồng cấu kết, liên kết giữa các ban quản trị, và một số hình thức thâu tóm của công ty mẹ. Luật Clayton cấm các hành vi phân biệt giá dẫn tới suy giảm cạnh tranh đáng kể hoặc dẫn tới độc quyền, các hợp đồng cản trở người mua bán hàng cho đối thủ cạnh tranh của người bán, các hợp đồng ràng buộc, việc mua một công ty dẫn tới làm giảm cạnh tranh đáng kể và hội đồng giám đốc đan xen nhau giữa các đối thủ cạnh tranh. Luật này khẳng định các quy định về chống độc quyền không áp dụng với người lao động. Sửa đổi cả nội dung và thủ tục với luật chống độc quyền của liên bang.

Luật chống độc quyền ở Việt Nam được quy định như thế nào?

Tại Việt Nam, ngày 03/12/2004, Luật Cạnh tranh được Quốc hội thông qua lần đầu và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2005. Luật Cạnh tranh 2004 là hành lang pháp lý quan trọng góp phần thúc đẩy quá trình tạo lập và duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các chủ thể, qua đó tạo động lực phát triển kinh tế và huy động các nguồn lực xã hội hiệu quả bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho người tiêu dùng. Mặc dù đạt được một số thành tựu đáng kể song kết quả qua nhiều năm thi hành của Luật cạnh tranh không được như mong đợi do trong quá trình thi hành luật này dần bộc lộ những hạn chế, nhiều khó khăn, vướng mắc trong thi hành.

Nhằm khắc phục những hạn chế của dự luật năm 2004, ngày 12/6/2018, Quốc hội thông qua Luật Cạnh tranh 2018 sửa đổi và bổ sung Luật Cạnh tranh năm 2004 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2019.

Mặc dù đạt được một số thành tựu đáng kể song kết quả qua nhiều năm thi hành của Luật cạnh tranh không được như mong đợi do trong quá trình thi hành luật này dần bộc lộ những hạn chế, nhiều khó khăn, vướng mắc trong thi hành.
Mặc dù đạt được một số thành tựu đáng kể song kết quả qua nhiều năm thi hành của Luật cạnh tranh không được như mong đợi do trong quá trình thi hành luật này dần bộc lộ những hạn chế, nhiều khó khăn, vướng mắc trong thi hành.

Cụ thể, Luật cạnh tranh 2018 mở rộng phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng, tức là bất kỳ một hành vi, thoả thuận hay một giao dịch mua bán sáp nhập bất kỳ diễn ra ở thời điểm nào, cả trong hay ngoài lãnh thổ Việt Nam nhưng có khả năng tác động gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể với thị trường Việt Nam thì sẽ thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Cạnh tranh 2018.

Ngoài ra, luật sửa đổi cũng quy định và làm rõ các hành vi bị cấm của cơ quan nhà nước lạm dụng chức vụ, quyền hạn để can thiệp trái pháp vào hoạt động cạnh tranh. Đây là quy định mới để nâng cao hiệu lực thi hành Luật Cạnh tranh một cách toàn diện với mọi chủ thể khi có hành vi được cho là gây ảnh hưởng xấu đến cạnh tranh trên thị trường.


Tin liên quan

Tin mới