Tổng sản phẩm nội địa (GDP) là gì? Chỉ số GDP ảnh hưởng thế nào tới nền kinh tế?

Trong kinh tế học, GDP (gross domestic product) là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một quốc gia trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm).

GDP được coi như một trong những chỉ số hàng đầu để đánh giá về tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế cũng như mức độ phát triển của một quốc gia. Hãy theo dõi bài viết sau của index.vn để biết GDP là gì và ảnh hưởng thế nào tới nền kinh tế.

GDP (viết tắt của gross domestic product)
GDP (viết tắt của gross domestic product) 

GDP là gì?

GDP chính là chỉ tiêu đo lường tổng giá trị thị trường. Bằng việc sử dụng giá thị trường, rất nhiều loại sản phẩm sẽ được cộng lại thành một chỉ tiêu duy nhất về giá trị. Giá thị trường biểu thị số tiền mà người tiêu dùng sẵn sàng chi trả cho các loại sản phẩm khác nhau, vì vậy nó phản ánh chính xác giá trị của những sản phẩm hàng hoá, dịch vụ này.

GDP chỉ biểu thị các sản phẩm được sản xuất và bán ra hợp pháp trên thị trường. GDP sẽ không tính được những sản phẩm sản xuất và bán ra bất hợp pháp trong nền kinh tế ngầm.

Hàng hóa, dịch vụ được tính trong GDP gồm: Các loại hàng hoá hữu hình như thực phẩm, quần áo... và cả những dịch vụ vô hình như cắt tóc, làm đẹp, khám bệnh...

GDP chỉ bao gồm giá trị của hàng hoá, dịch vụ cuối cùng, chứ không tính giá trị của những hàng hóa trung gian. GDP cũng chỉ bao gồm các hàng hóa, dịch vụ được sản xuất trong hiện tại, không bao gồm các sản phẩm được sản xuất ra trong quá khứ.

GDP được tính theo phạm vi lãnh thổ kinh tế một quốc gia, gồm các đơn vị sản xuất - kinh doanh dưới hình thức tổ chức, cá nhân và hộ gia đình.

GDP phản ánh giá trị sản xuất trong khoảng thời gian cụ thể, thường là một năm hoặc quý.

GDP là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một quốc gia trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm).
GDP là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một quốc gia trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm).

Phân loại GDP

Để hiểu rõ hơn về GDP, bạn đọc không thể bỏ qua thông tin về các loại GPD cơ bản:

GDP thực tế

GDP thực tế là dựa trên tổng sản phẩm, dịch vụ nội địa đã điều chỉnh theo tốc độ lạm phát. Trường hợp lạm phát dương, GDP thực tế sẽ thấp hơn GDP danh nghĩa vì GDP thực tế bằng tỉ lệ giữa GDP danh nghĩa và hệ số giảm phát GDP.

GDP danh nghĩa

GDP danh nghĩa là một chỉ tiêu phản ánh tổng sản phẩm quốc gia GDP và được tính theo giá thị trường.

GDP danh nghĩa là chỉ tiêu thể hiện sự thay đổi giá do lạm phát hay tốc độ tăng giá của nền kinh tế. Nếu tất cả mức giá đều có xu hướng tăng hoặc giảm thì GDP danh nghĩa sẽ lớn hơn.

GDP bình quân đầu người

GDP bình quân đầu người là chỉ tiêu dựa trên kết quả sản xuất kinh doanh của bình quân trên đầu người trong một năm.

GDP bình quân đầu người tỉ lệ thuận với mức thu nhập, đời sống của người dân ở quốc gia đó. Tuy nhiên cũng nói thêm, quốc gia có chỉ số GDP cao chưa chắc đã có mức sống cao.

Chỉ số GDP bình quân đầu người của một nước tại một thời điểm được tính bằng cách lấy số liệu GDP của quốc gia chia cho tổng dân số của nước đó.

GDP xanh

GDP xanh là khái niệm gần đây và chưa được định nghĩa chính thức. Có thể hiểu GDP xanh là phần GDP còn lại sau khi đã khấu trừ các chi phí cần thiết để phục hồi môi trường do quá trình sản xuất gây ra.

Các yếu tố ảnh hưởng đến GDP

  • Quan trọng nhất là yếu tố con người: Con người là nguồn lực lao động tạo ra hàng hoá, dịch vụ cung ứng cho nền kinh tế. Ngoài ra con người cũng là đối tượng tiêu thụ những của cải vật chất, dịch vụ này, bởi vậy yếu tố con người và GDP có quan hệ mật thiết.

  • Tài nguyên: Một quốc gia có phạm vi lãnh thổ lớn, vị trí địa lý thuận lợi và giàu có về tài nguyên thiên nhiên thì quốc gia đó có thể tận dụng ngày chính nguồn tài nguyên này phục vụ cho sản xuất, không phải nhập khẩu từ các quốc gia khác từ đó sẽ tiết kiệm chi phí mua nguyên vật liệu cho sản xuất kinh doanh từ giúp gia tăng doanh thu cho doanh nghiệp.

  • Công nghệ kỹ thuật: Công nghệ là một phần không thể thiếu nếu nền kinh tế muốn có những bước tiến đột phá. Công nghệ là nhân tố góp phần không nhỏ giúp tối ưu chi phí, nâng cao lợi thế cạnh tranh. Ở Việt Nam công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới…có những bước tiến như vũ bão góp phần làm tăng hiệu quả của sản xuất.

  • Vốn FDI (Foreign Direct Investment): Đây là chỉ số đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Đây là hình thức đầu tư mà cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài đầu tư vốn để mang đến cơ sở vật chất và sử dụng nhân công địa phương. Bởi vậy, FDI cũng tác động không nhỏ đến GDP nước sở tại.

  • Lạm phát: Đây là hiện tượng mức giá chung của hàng hóa – dịch vụ tăng liên tục theo thời gian và sự mất giá của tiền tệ. Mỗi đất nước muốn tăng trưởng kinh tế đều phải đưa ra một mức lạm phát cố định và duy trì trong mức quy định đó. Nếu lạm phát tăng quá mức cho phép sẽ tạo ra khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng.

  • Chính sách quản lý của Nhà nước: Đầu tư công, nhất là những dự án, công trình trọng điểm hiện là động lực chính của tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh đầu tư công sẽ thúc đẩy, tạo hiệu ứng tăng trưởng trong nhiều lĩnh vực.

Là thước đo đánh giá tốc độ tăng trưởng kinh tế của một đất nước và thể hiện sự biến động của sản phẩm/dịch vụ theo thời gian
Đây là thước đo đánh giá tốc độ tăng trưởng kinh tế của một đất nước và thể hiện sự biến động của sản phẩm/dịch vụ theo thời gian

Ý nghĩa của GDP

Với bất kỳ quốc gia và vùng lãnh thổ nào GDP đều mang một ý nghĩa quan trọng: 

  • Là thước đo đánh giá tốc độ tăng trưởng kinh tế của một đất nước và thể hiện sự biến động của sản phẩm/dịch vụ theo thời gian.

  • Sự suy giảm GDP sẽ có tác động xấu đến kinh tế và có thể dẫn đến các tình trạng nền kinh tế suy thoái, thất nghiệp, lạm phát… Ngoài ra nó cũng ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như đời sống người dân.

  • Chỉ số GDP bình quân đầu người sẽ cho bạn biết mức thu nhập tương đối cũng như mức sống của người dân của quốc gia đó.

Tuy nhiên, mỗi chỉ số kinh tế đều có ý nghĩa, biểu thị chức năng riêng bởi thế GDP cũng không thể hiện và bao quát được toàn bộ nền kinh tế của một đất nước.

Phân biệt GDP với các chỉ số kinh tế

Nếu chưa hiểu rõ GDP, nhiều người có thể nhầm và không phân biệt được GDP với một số chỉ số kinh tế khác.

Phân biệt GDP và GNP

GNP là chỉ số tổng sản phẩm quốc gia, biểu thị tổng giá trị bằng tiền thu được từ các sản phẩm và dịch vụ mà mọi công dân tạo ra trong năm.

GDP và GNP đều được sử dụng để biểu thị giá trị trong kinh tế vĩ mô, nhằm đánh giá khả năng phát triển kinh tế của một quốc gia, vùng lãnh thổ.

Tuy nhiên về bản chất, GDP chỉ thể hiện tổng sản phẩm quốc nội. Còn GNP phản ánh tổng sản phẩm quốc dân, gồm cả trong nước và ngoài nước.

Phân biệt GDP và CPI

CPI là chỉ số đo lường hàng hóa, dịch vụ được mua bởi người tiêu dùng. Trong đó không bao gồm giá cả hàng hóa, dịch vụ được Nhà nước, Chính phủ hay các hãng mua.

Hai chỉ số CPI và GDP đều biểu thị các chỉ số đo lường kinh tế vĩ mô.

Tuy nhiên, giá trị GDP chỉ tính cho các hàng hóa, dịch vụ sản xuất trong nước. Còn giá trị CPI được tính cho toàn bộ hàng hóa, dịch vụ được mua, gồm cả những hàng hóa được nhập khẩu.


Tin liên quan

Tin mới