Lý lịch 'đáng nể' của bà Lê Diệp Kiều Trang và chồng Sonny Vũ đang vướng lùm xùm trên mạng xã hội

Bà Lê Diệp Kiều Trang là cái tên nổi tiếng trong giới startup tại Việt Nam đang 'gây sốt' mạng xã hội những ngày qua.

Profile "khủng" của bà Lê Diệp Kiều Trang

Lê Diệp Kiều Trang (SN 1980) sinh ra trong một gia đình có truyền thống kinh doanh - bố là ông Lê Văn Trí, Phó Tổng giám đốc Công ty Cao su miền Nam (Casumina), anh trai Lê Trí Thông từng giữ chức Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á. Ông này sau đó được bổ nhiệm làm CEO CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ).

Hiện tại bà Trang là đồng sáng lập Quỹ đầu tư Alabaster, chuyên rót vốn vào các dự án startup có quy mô toàn cầu. Danh mục hiện tại của quỹ có tới 47 công ty đang ở giai đoạn đầu, hoạt động trong nhiều lĩnh vực như cảm biến/chất bán dẫn, khoa học vật liệu, trí tuệ nhân tạo, công nghệ sinh học công nghiệp và digital health (y tế số).

Lê Diệp Kiều Trang được cộng đồng startup Việt Nam biết đến khi có thành tích học tập đáng ngưỡng mộ. Bà này từng học tại trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM. Tiếp đó, bà du học sang Vương Quốc Anh, tại trường Oxford. Ngoài ra, bà cũng đã hoàn thành chương trình MBA Sloan của Học viện Công nghệ Massachusettes (MIT, Mỹ). Sau khi rời MIT, Lê Diệp Kiều Trang đã làm việc tại công ty tư vấn chiến lược hàng đầu thế giới McKinsey.

Tên tuổi của Lê Diệp Kiều Trang bắt đầu được gây dựng với vai trò Giám đốc điều hành kiêm Giám đốc tài chính của Misfit, một công ty khởi nghiệp ở Thung lũng Silicon. Một công ty chuyên phát triển thiết bị theo dõi sức khoẻ và công nghệ nhà ở.

Với đội ngũ nhóm nghiên cứu và phát triển tại cả Việt Nam, Mỹ và Trung Quốc, Misfit nhanh chóng trở thành công ty dẫn đầu thế giới về thiết bị đeo trong chưa đầy 3 năm, cuối cùng Misfit được sát nhập vào Tập đoàn Fossil qua thương 260 triệu đô la Mỹ.

Những điều ít người biết về Lê Diệp Kiều Trang
Vẻ ngoài xinh đẹp cũng góp phần tạo nên ấn tượng về Lê Diệp Kiều Trang.

Sau đó, Lê Diệp Kiều Trang đã cùng chồng là ông Sonny Vũ sáng lập nên Misfit Wearables. Doanh nghiệp này sau đó đã được bán cho Fossil Group giá 260 triệu đô la năm 2015. Bà Trang có một thời giữ vị trí CEO Fossil Việt Nam. 

Ngoài ra, bà Trang từng đảm nhận vai trò Tổng Giám đốc Facebook Việt Nam trong một năm. Bà cũng từng đảm nhiệm vị trí CEO GoViet (Gojek Việt Nam).

'Gây sốt' mạng xã hội những ngày qua

Một thông tin mới nhất liên quan đến Lê Diệp Kiều Trang khiến cộng đồng mạng dậy sóng trước khi thông tin trên trang gây quỹ cộng đồng Indiegogo cho biết, 2 dự án của vợ chồng Lê Diệp Kiều Trang là Superstrata Bike và Scotsman All-Carbon Fiber Scooter đã bị cho dừng hoạt động, khóa không cho gọi vốn để xác minh các cáo buộc sản phẩm kém chất lượng.

Một dự án khởi nghiệp khác mang dấu ấn của vợ chồng bà Lê Diệp Kiều Trang, đó là Arevo. Năm 2020, Lê Diệp Kiều Trang cùng chồng tham gia công ty khởi nghiệp Arevo - chuyên cung cấp giải pháp in 3D bằng sợi carbon, với sản phẩm đầu tiên là xe đạp. Startup này gọi vốn thành công hơn 32 triệu USD từ các nhà đầu tư, trong đó có 7 triệu USD từ cộng đồng trên Indiegogo.

Một số cáo buộc trên Indiegogo và MXH cho rằng, tới nay ít người nhận được sản phẩm và cũng gặp khó khăn trong việc có được hỗ trợ từ đơn vị gọi vốn hay cá nhân ông Sonny Vũ. Còn sản phẩm xe đạp sợi carbon in 3D Superstrata giá hàng nghìn USD của công ty Arevo bị phàn nàn về chất lượng, hay gặp lỗi… Dự án này hiện đã chấm dứt hoạt động.

Sản phẩm xe đạp sợi carbon in 3D Superstrata
Sản phẩm xe đạp sợi carbon in 3D Superstrata

Nguyên nhân ngừng hoạt động của Arevo đến từ những khó khăn trong sản xuất vật liệu sợi carbon dùng để in 3D cũng như việc chống chọi với dịch COVID-19 trong thời gian dài đã làm công ty không còn khả năng duy trì đội ngũ nghiên cứu và phát triển. Nhiều người dùng đã gay gắt cho rằng chất lượng xe Superstrata, dịch vụ giao hàng, cũng như cách chăm sóc khách hàng của công ty này. Thậm chí một số khách tố cáo cách kinh doanh của công ty là "lừa đảo" và kêu gọi tẩy chay vì thái độ của Arevo Việt Nam.

Theo giấy phép đầu tư, Arevo Việt Nam có vốn đăng ký 19,5 triệu USD. Thời điểm dừng hoạt động, doanh nghiệp đã chi 165,59 tỷ đồng (gần 36% tổng vốn đăng ký), trong đó Arevo Inc. góp hơn 23 tỷ đồng, còn lại hơn 142,5 tỷ đồng là vốn huy động từ cổ đông.


Tin liên quan

Tin mới