Mây Ichimoku là gì? Lịch sử hình thành mây Ichimoku

Mây Ichimoku là công cụ giao dịch mạnh mẽ trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư vẫn thấy khó hiểu khi nhìn vào tất cả thông tin mà chỉ báo này cung cấp. Điều này dẫn đến việc hiểu sai các tín hiệu Ichimoku. Trong bài viết này, index.vn sẽ giải thích mây Ichimoku là gì và các thông tin liên quan đến mây Ichimoku.

Lịch sử hình thành mây Ichimoku

Mây Ichimoku là một chỉ báo kỹ thuật nâng cao, cung cấp nhiều thông tin hơn các công cụ phân tích kỹ thuật thông thường. Tuy nhiên, mây Ichimoku cũng không phải là chỉ bảo phân tích hoàn hảo.
Mây Ichimoku là một chỉ báo kỹ thuật nâng cao, cung cấp nhiều thông tin hơn các công cụ phân tích kỹ thuật thông thường. Tuy nhiên, mây Ichimoku cũng không phải là chỉ bảo phân tích hoàn hảo.

Mây Ichimoku hay Ichimoku Cloud là chỉ báo kỹ thuật được phát triển bởi một nhà báo Nhật Bản tên là Goichi Hosoda. Ông có niềm đam mê với đồ thị nến Nhật trong nhiều năm. Vì vậy, sau khi thành lập trung tâm nghiên cứu biểu đồ, Goichi Hosoda đã nỗ lực tạo ra loại chỉ báo có thể sử dụng độc lập, dễ hiểu với các tín hiệu được xác định rõ ràng khi giao dịch.

Ông đã sử dụng các đường trung bình trên đồ thị nến để tìm ra hệ thống giao dịch hoàn thiện nhất. Vào năm 1935, ông này và các cộng sự của mình đã hoàn thành hệ thống giao dịch mây Ichimoku mà các trader hiện nay đang sử dụng. 

Tuy nhiên, mãi đến 1969, cha đẻ của chỉ báo này mới quyết định đưa nó phát hành trước công chúng. Ichimoku là một trong những chỉ báo có tính linh động nên thường được dùng nhiều tại các phòng giao dịch chứng khoán tại Nhật. Hiện tại đây cũng là hệ thống được nhiều nhà đầu tư (NĐT) chứng khoán, tiền kỹ thuật số yêu thích vì tính hiệu quả mà nó đem lại. 

Mây Ichimoku có hạn chế nhất định, vì đây là hệ thống giao dịch theo xu hướng nên thường có độ trễ nhất định. Trong một thị trường không rõ ràng xu hướng, Ichimoku cloud có thể đưa ra những tín hiệu sai lệch. Mặc dù có thể sử dụng độc lập, NĐT vẫn nên kết hợp Ichimoku cloud với các chỉ báo khác để giảm rủi ro khi giao dịch.

Bộ chỉ báo Ichimoku được cấu tạo thế nào?

Chỉ báo này được gọi là mây Ichimoku vì có hình dạng như hình đám mây. Nó được xây dựng dựa trên các đường trung bình động giúp nhìn ra những thông tin như xu hướng giá, tín hiệu ra vào lệnh, ngưỡng hỗ trợ và kháng cự. Bộ chỉ báo Ichimoku được cấu tạo bởi 5 đường trung bình động, gồm:

- Đường Kijun-sen (đường cơ sở): được xác định bằng cách lấy tổng của mức đỉnh cao nhất và mức đáy thấp nhất trong vòng 26 phiên giao dịch chia cho 2.

- Đường Tenkan-sen (đường chuyển đổi): được xác định bằng cách lấy tổng mức đỉnh cao nhất và mức đáy thấp nhất trong vòng 9 phiên giao dịch chia cho 2.

- Đường Senkou Span A: được xác định bằng cách lấy tổng của đường Tenkan-sen và Đường kijun-sen sau đó đem chia 2. Thông thường đường Senkou Span A sẽ được vẽ về phía trước 26 phiên giao dịch.

- Đường Chikou Span: hay còn gọi là đường trễ. Các giá trị của đường Chikou-Span chính là giá đóng cửa của phiên giao dịch hiện tại, vẽ lùi về sau (quá khứ) 26 phiên.

- Đường Senkou Span B: được xác định bằng cách lấy tổng của mức đỉnh cao nhất và mức đáy thấp nhất trong vòng 52 phiên chia cho 2. Giống đường Senkou Span A, đường này cũng được vẽ về phía trước 26 phiên giao dịch.

2 đường Senkou Span A và B tạo thành một vùng có hình dáng đám mây, gọi là mây Ichimoku hay còn có tên riêng là Kumo.

Bộ chỉ báo Ichimoku với vùng mây Kumo được hình thành từ 2 đường Senkou Span A và B, đường Tenkan-sen (xanh lam), đường Kijun-sen (màu đỏ) và đường Chikou Span (xanh lục).
Bộ chỉ báo Ichimoku với vùng mây Kumo được hình thành từ 2 đường Senkou Span A và B, đường Tenkan-sen (xanh lam), đường Kijun-sen (màu đỏ) và đường Chikou Span (xanh lục).

Cách sử dụng Ichimoku Cloud trong giao dịch chứng khoán

Nếu Kumo có đường Senkou-Span A nằm ở trên thì gọi là mây tăng, đám mây sẽ có màu xanh. Ngược lại, nếu Senkou-Span B nằm trên thì gọi là mây giảm, vùng mây có màu đỏ. Dựa vào đám mây Kumo, NĐT có thể nhận ra một số xu hướng của thị trường chứng khoán.

Khi mây Kumo chuyển từ đỏ thành xanh, tức đường Senkou Span A cắt Senkou Span B từ dưới lên, báo hiệu khả năng tăng giá. Trong khi đó, mây Kumo chuyển từ xanh sang đỏ , tức Senkou Span A cắt Senkou Span B từ trên xuống, cảnh báo xu hướng giảm giá.

Mây Kumo đổi từ đỏ sang xanh.
Mây Kumo đổi từ màu đỏ sang màu xanh. 

Nếu giá đang nằm cao hơn đám mây thì giá có xu hướng tăng lên cao nữa và ngược lại, nếu giá đang thấp hơn đám mây thì giá có thể tiếp tục giảm. Trường hợp giá nằm trong đám mây, cho thấy xu hướng thị trường không rõ ràng.

Ngoài ra, đám mây càng dày cho thấy thị trường đang giao dịch sôi nổi và ngược lại khi thấy đám mây mỏng chứng tỏ thị trường giao dịch đang ảm đạm. Giả dụ như mây xanh dày cho thấy lực mua đang áp đảo, mây đỏ dày cho thấy lực bán đang chiếm ưu thế.

NĐT cũng có thể dựa vào sự thay đổi của các đường trung bình động để dự đoán xu hướng giá.

Khi đường chuyển đổi đi lên trên đường tiêu chuẩn, báo hiệu khả năng giá tăng, NĐT nên đặt lệnh mua. Ngược lại, khi đường chuyển đổi cắt xuống dưới đường tiêu chuẩn, giá có thể sẽ giảm, NĐT cần cân nhắc đặt lệnh bán.

Hay khi đường trễ (Chikou Span) cắt đường giá từ dưới lên báo hiệu giá sẽ tăng, trong khi đường trễ cắt đường giá từ trên xuống, thì khả năng giá sẽ giảm.


Tin liên quan

Tin mới