Đường SMA là gì? Công thức tính đường SMA

Trong trading có rất nhiều loại đường trung bình động MA nhưng cơ bản nhất chính là đường trung bình động đơn giản (Simple Moving Average – SMA). Trong bài viết này index.vn sẽ giới thiệu về đường SMA, cách tính và cách ứng dụng trong phân tích kỹ thuật.

Đường SMA là gì?

SMA là một trong những chỉ báo kỹ thuật quan trọng mà các nhà đầu tư (NĐT) cần biết
SMA là một trong những chỉ báo kỹ thuật quan trọng mà các nhà đầu tư (NĐT) cần biết

Đường SMA (đường trung bình động giản đơn - Simple Moving Average) là đường được tính bởi trung bình giá đóng cửa của nến giá gần nhất trong khoảng thời gian cụ thể. Đây là một chỉ báo kỹ thuật căn bản bản, song, cực kỳ hiệu quả trong giao dịch, đặc biệt là ngắn hạn.

VD: SMA 7 – đây là đường trung bình động giản đơn được tính bởi mức giá đóng cửa 7 phiên gần nhất. Tương tự SMA 10, SMA 20….

Các đường SMA phổ biến

SMA là loại đường trung bình động đơn giản nhất, được tính bằng trung bình cộng những mức giá đóng cửa trong một số phiên giao dịch nhất định.

VD: SMA (50) tức là đường trung bình của 50 nến tính theo mức giá đóng cửa của 50 nến trước đó.

Mỗi NĐT sẽ sử dụng các đường SMA ứng với những mục đích khác nhau.

– Các đường SMA sử dụng trong ngắn hạn là: SMA (10), SMA (14), SMA (20).

–  Các đường SMA phân tích trung hạn sẽ là: SMA (30), SMA (50)

– Các đường SMA sử dụng nhận định dài hạn thì là: SMA (100), SMA (200)

Tính chất ngắn hay dài hạn của chỉ báo dựa vào số ngày được tính trên chỉ báo. Số ngày càng nhiều càng thể hiện tính dài hạn của chỉ báo và ngược lại.

Ý nghĩa của đường SMA trong chứng khoán

Đường SMA hỗ trợ NĐT có thể đưa ra những quyết định chính xác trong giao dịch. Cụ thể, đường SMA có ý nghĩa quan trọng đầu tư chứng khoán như sau:

Xác định được xu hướng thị trường

Đường SMA phản ánh xu hướng biến động giá của mã cổ phiếu trong tương lai, do vậy các NĐT có thể dựa vào đường SMA để phân tích và đánh giá thị trường. Từ đó biết được khi nào nên vào lệnh để kiếm lợi nhuận.

Tìm kiếm điểm vào lệnh, chốt lời và cắt lỗ

Nhờ vào SMA, các NĐT có thể dễ dàng xác định thời điểm vào giá chính xác, biết khi nào cần cắt lỗ và chốt lời take profit, giúp các NĐT thoải mái tâm lý hơn khi giao dich.

- Khi đường SMA dốc xuống và mức giá nằm phía dưới SMA. Khi này NĐT có thể theo dõi nếu như thấy giá chạm vào SMA thì hãy vào lệnh bán ngay.

- Tương tự nếu thấy SMA đang ở xu hướng tăng và giá nằm phía trên SMA thì hãy đợi cho mức giá chạm SMA thì vào lệnh mua.

Xác định hỗ trợ kháng cự

Đường SMA đóng vai trò như một đường hỗ trợ và kháng cự, do đó tại những điểm tiếp xúc thì các NĐT có thể đưa ra quyết định để vào lệnh.

- Nếu thấy giá đang nằm trên đường SMA sau đó giảm xuống chạm vào đường này và bật lên thì đây chính là điểm hỗ trợ. 

- Ngược lại, nếu thấy giá nằm phía dưới SMA và hồi lên chạm vào đường này bật xuống thì đây chính là điểm kháng cự.

Cách xác định này NĐT có thể áp dụng trong xu hướng dài, trung hay ngắn hạn.

Công thức tính SMA

Đường Simple Moving Average có công thức tính như sau:

SMA = (P1 + P2 + P3 + … + Pn)/n

Trong đó:

  • P: là mức giá đóng cửa của nến giá 
  • 1,2,3,n: đây là số thứ tự của phiên gần nhất tính từ 1. (n) chính là số phiên được tính cho SMA. n=10 ta có thể hiểu đó là SMA 10.

Ví dụ: Đây là mức giá đóng cửa 5 phiên gần nhất của cổ phiếu MSN:

  • 15/10: 150.000đ/cổ phiếu
  • 16/10: 152.000đ/cổ phiếu
  • 17/10: 151.000đ/cổ phiếu
  • 18/10: 155.000đ/cổ phiếu
  • 19/10: 160.000đ/cổ phiếu

Chúng ta sẽ tiến hành tính SMA 5. Áp dụng công thức:

SMA 5= (150.000+152.000+151.000+155.000+160.000)/5= 153.600đ/cổ phiếu

Lúc này đường SMA 5 của cổ phiếu MSN ở phiên ngày 19/10 sẽ ở mức 153.600đ/cổ phiếu

Ưu điểm và hạn chế của đường SMA

Đường trung bình động sẽ biểu hiện xu hướng về giá của cổ phiếu, do đó đường SMA sẽ hỗ trợ NĐT dự đoán giá ở tương lai. Nhìn vào tốc độ của đường trung bình động SMA thì NĐT có thể đoán được giá cổ phiếu đang có xu hướng tăng, giảm hay đi ngang để từ đó đưa ra được quyết định đầu tư.

Hạn chế của đường SMA

Đường trung bình động giản đơn bộc lộ điểm yếu khá rõ trong ngắn hạn khi nó phát ra tín hiệu mua bán chậm. Vì vậy mà độ nhạy của đường SMA  ở mức tương đối thấp so với những biến động trong ngắn hạn.

Ưu điểm của đường SMA

Đường SMA phản ứng chậm nên sẽ loại bỏ được những biến động nhiễu ngắn hạn. Về dài hạn thì đường trung bình động SMA có độ tin cậy tương đối cao. SMA chính là đường trung bình MA được sử dụng phổ biến nhất nên nó sẽ phản ánh khá sát sao với tâm lý của NĐT tại các ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự.

Nên sử dụng đường SMA hay EMA

Nếu đầu tư những cổ phiếu vốn hóa lớn và thông tin ít có biến động, SMA sẽ phù hợp hơn
Nếu đầu tư những cổ phiếu vốn hóa lớn và thông tin ít có biến động, SMA sẽ phù hợp hơn

Đường EMA (tiếng Anh: Exponential Moving Average) là đường trung bình động lũy thừa, được tính bằng công thức hàm mũ. Đường EMA sử dụng trọng số sau mỗi dữ liệu giá nên khá nhạy cảm với biến động ngắn hạn; từ đó cho ra tín hiệu giao dịch sớm hơn SMA.

Nếu đầu tư những cổ phiếu vốn hóa lớn và thông tin ít có biến động, SMA sẽ phù hợp hơn (SMA 100, SMA 200).  

Nếu giao dịch những cổ phiếu có độ biến động lớn, đường EMA sẽ là lựa chọn hợp lý. Bởi EMA nhạy cảm với những biến động của cổ phiếu, vì vậy sẽ cho NĐT những tín hiệu giao dịch đúng thời điểm hơn so với SMA.

Cách giao dịch với đường SMA trong chứng khoán

Giai đoạn bắt đầu đến với phân tích kỹ thuật, đường SMA sẽ là lựa chọn vừa đơn giản, vừa hiệu quả dành cho các NĐT. 
Giai đoạn bắt đầu đến với phân tích kỹ thuật, đường SMA sẽ là lựa chọn vừa đơn giản, vừa hiệu quả dành cho các NĐT. 

Đường SMA phản ánh sự biến động giá rất sát thị trường. Vì thế, việc sử dụng SMA trong giao dịch là hết sức cần thiết. Tuy thế, khi sử dụng NĐT cũng cần xác định những tín hiệu thì mới biết khi nào nên mua hoặc bán.

Tín hiệu bán được thể hiện qua đường SMA

Để nhận biết tín hiệu bán thì NĐT cũng có thể dựa vào tín hiệu của đường ngắn hạn xuống phía dưới đường dài hạn. Cách xác định cụ thể như sau:

  • Đường giá vượt xuống một trong những đường SMA 20, SMA 50 hay SMA 100.
  • Nếu như đường giá vượt xuống đường SMA 20 và đường SMA 20 vượt xuống đường SMA 50. Đồng thời đường giá, đường SMA 20 và đường SMA 50 chạm nhau và hướng xuống thì đây là xu hướng giảm.
  • Nếu đường SMA 20 vượt xuống đường SMA 50 thì đây là tín hiệu giá giảm dài hạn.

Tín hiệu mua được thể hiện qua đường SMA

Theo nhận định của các chuyên gia hàng đầu thì tín hiệu mua sẽ xảy ra khi đường ngắn hạn vượt trên đường dài hạn. Cụ thể NĐT nên vào lệnh mua trong những trường hợp sau:

  • Đường giá vượt lên một trong những đường SMA 20, SMA 50 và SM A100.
  • Nếu thấy đường giá vượt lên đường SM A20, đồng thời SMA 20 vượt qua SMA 50. Song song đó, đường giá, đường SMA 20, SMA 50 chạm vào nhau và hướng lên thì chính là xu hướng tăng.
  • Nếu như đường SMA 20 vượt đường SMA 50 thì chính là tín hiệu báo xu hướng tăng dài hạn.

Tin liên quan

Tin mới