Chỉ số ROA là gì? Cách ứng dụng ROA hiệu quả

ROA là chỉ số cơ bản thường được dùng để đánh giá hiệu suất hoạt động của một doanh nghiệp.

ROA là gì? Công thức tính ROA

Chỉ số ROA là chỉ số rất quan trọng trong việc đưa ra quyết định lựa chọn cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. 
Chỉ số ROA là chỉ số rất quan trọng trong việc đưa ra quyết định lựa chọn cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. 

ROA - tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (tiếng Anh: Return on total assets), là chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của công ty.

Công thức tính: ROA = Lợi nhuận ròng dành cho cổ đông thường/Tổng tài sản

ROA cung cấp cho nhà đầu tư (NĐT) thông tin về các khoản lãi được tạo ra từ nguồn vốn đầu tư (hay lượng tài sản). ROA đối với các công ty cổ phần có sự khác biệt lớn và phụ thuộc nhiều vào ngành kinh doanh. Đó là lý do tại sao khi dùng ROA để so sánh các công ty, tốt hơn hết là nên so sánh ROA của mỗi công ty qua các năm và so sánh giữa các công ty tương đồng nhau.

Chỉ số ROA thế nào là đủ tốt?

Tất cả các nhà đầu tư quản lý đều mong muốn có thể biết được chính xác số vốn được đầu tư thì sẽ mang đến lợi nhuận là bao nhiêu. Chỉ số ROA đáp ứng được điều đó
Tất cả NĐT đều mong muốn biết được chính xác số vốn được đầu tư thì sẽ mang đến lợi nhuận bao nhiêu. Chỉ số ROA đáp ứng được điều đó

Tài sản của một công ty được hình thành từ vốn chủ sở hữu và vốn vay. Cả 2 nguồn vốn này được sử dụng cho các hoạt động của công ty. Hiệu quả của việc chuyển vốn đầu tư thành lợi nhuận được thể hiện qua ROA. ROA càng cao càng tốt vì công ty đang kiếm được nhiều tiền hơn trên lượng đầu tư ít hơn.

VD nếu công ty X có thu nhập ròng là 10 tỷ, tổng tài sản là 50 tỷ, khi đó tỷ lệ ROA là 20%. Tuy nhiên nếu công ty Y cũng có khoản thu nhập tương tự trên tổng tài sản là 100 tỷ, ROA của công ty Y sẽ là 10%. Như vậy, cùng mức lợi nhuận 10 tỷ nhưng công ty X hoạt động hiệu quả hơn.

Các NĐT cũng cần lưu ý tới tỷ lệ lãi suất mà công ty phải trả cho các khoản vay. Nếu một công ty không kiếm được nhiều hơn số tiền mà chi cho các hoạt động đầu tư, đó cũng không phải dấu hiệu tốt. Ngược lại, nếu ROA mà tốt hơn chi phí vay thì nghĩa là công ty đang tận dụng tốt đòn bẩy tài chính.

Chỉ số ROA phản ảnh được phần nào hiệu quả hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Chỉ số ROA phản ảnh được phần nào hiệu quả hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. 
Chỉ số ROA phản ảnh được phần nào hiệu quả hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. 

Các NĐT cũng nên so sánh chỉ số ROA của công ty đó với các chỉ số trong quá khứ để tìm hiểu tình trạng hoạt động có tốt hay không. Chỉ số ROA tăng trưởng qua các năm cao hơn so với trung bình ngành là điều mà NĐT nên hướng đến trước khi đưa ra lựa chọn đầu tư công ty đó.

Cùng với đó, NĐT nên kết hợp chỉ số này cùng các chỉ số tài chính khác để thấy được rõ hơn tổng quan tình hình phát triển của công ty đó.

Lưu ý nhỏ, các NĐT nên xem xét kỹ và phân tích chỉ số ROA của một công ty trong 3 năm liên tiếp để thấy được hiệu quả kinh doanh và đưa ra lựa chọn đầu tư đúng đắn.


Tin liên quan

Tin mới