Thế nào là Đấu thầu?

Đấu thầu là một phần trong hoạt động mua sắm giữa các doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước. Đây là hình thức cạnh tranh lành mạnh trong nền kinh tế thị trường, là phương thức giao dịch đặc biệt dành cho các giao dịch quy mô lớn đòi hỏi hiệu quả và minh bạch. Do đó, tất cả doanh nghiệp chuyên nghiệp dù ở lĩnh vực nào, quy mô nào, nếu có đủ năng lực thì đều không thể bỏ qua đấu thầu. Vậy đấu thầu là gì? Khi tham gia đấu thầu cần nắm những thông tin gì? Hãy cùng index.vn tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết sau.

Đấu thầu là gì?

Tại khoản 12 Điều 4 Luật Đấu thầu 2013 quy định về đấu thầu như sau:

Đấu thầu (tender) là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, phi tư vấn, dịch vụ mua sắm hàng hóa, dịch vụ xây lắp;

Lựa chọn nhà đầu tư (NĐT) để ký và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở đảm bảo cạnh tranh, minh bạch, công bằng và hiệu quả kinh tế.

Đấu thầu (tender) là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, phi tư vấn, dịch vụ mua sắm hàng hóa, dịch vụ xây lắp...
Đấu thầu (tender) là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, phi tư vấn, dịch vụ mua sắm hàng hóa, dịch vụ xây lắp...

Nói theo cách khác, đấu thầu là việc đặt giá để thi công một dự án, mua một tài sản tài chính, trong đó người muốn mua phải cạnh tranh với những người khác. Thông thường, người đấu thầu chào chi phí thấp nhất (giá đấu thầu, lãi suất trái phiếu hoặc chi phí thấp nhất) hoặc giá cao nhất (giá sản phẩm). Thường thì người chào giá thầu cao nhất sẽ thắng thầu.

Tại sao cần đấu thầu?

Đối với đấu thầu có sử dụng ngân sách nhà nước, việc đấu thầu sẽ phải tuân thủ Luật đấu thầu.
Đối với đấu thầu có sử dụng ngân sách nhà nước, việc đấu thầu sẽ phải tuân thủ Luật đấu thầu.

Bên mời thầu thực hiện đấu thầu để các nhà thầu (hoặc NĐT) cạnh tranh nhau. Mục tiêu của việc này là tìm được nhà thầu (hoặc NĐT) thỏa mãn các yêu cầu về chất lượng với chi phí thấp nhất. Do đó, đấu thầu là một hình thức cạnh tranh văn minh trong nền kinh tế thị trường ngày nay, mang lại lợi ích cho chủ đầu tư nói riêng và nền kinh tế quốc dân nói chung. 
Đối với đấu thầu có sử dụng ngân sách nhà nước, việc đấu thầu sẽ phải tuân thủ Luật đấu thầu.

Đối với đấu thầu tư nhân, không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu thì bên mời thầu vẫn có quyền áp dụng Luật đấu thầu (hoặc không, tùy theo nhu cầu của bên mời thầu). Trong phạm vi bài này, index.vn sẽ tập trung giới thiệu về đấu thầu nhà nước (mua sắm công). 

Như vậy, nhìn từ phía nhà thầu, tham gia đấu thầu là cách thức để nhà thầu tham gia vào thị trường mua sắm nhà nước - là thị trường đầy hấp dẫn.

Vì đấu thầu tạo ra cạnh tranh, cho nên thị trường to lớn này cạnh tranh rất khốc liệt, tuy nhiên các doanh nghiệp khó có thể bỏ qua vì đây là phương thức kinh doanh chủ đạo của các doanh nghiệp lớn, mặt khác với nguồn vốn dồi dào và quy mô đặc biệt lớn của thị trường này sẽ luôn hấp dẫn doanh nghiệp tìm tới.

Các thuật ngữ liên quan

Đấu thầu là một phần trong hoạt động mua sắm giữa các doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước.
Đấu thầu là một phần trong hoạt động mua sắm giữa các doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước. 
  • Nhà thầu chính là nhà thầu chịu trách nhiệm tham dự thầu, đứng tên dự thầu và trực tiếp ký, thực hiện hợp đồng nếu được chọn. Nhà thầu chính có thể là nhà thầu độc lập hoặc thành viên nhà thầu liên danh.
  • Bên mời thầu là cơ quan, tổ chức có chuyên môn và năng lực để thực hiện các hoạt động đấu thầu.
  • Hồ sơ mời thầu là toàn bộ tài liệu sử dụng cho hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, gồm các yêu cầu cho một gói thầu, dự án, làm căn cứ để nhà thầu, NĐT chuẩn bị hồ sơ dự thầu và để bên mời thầu tổ chức đánh giá hồ sơ nhằm chọn được nhà thầu, NĐT.
  • Hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất là toàn bộ tài liệu do nhà thầu, NĐT và nộp cho bên mời thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
  • Chào thầu là cách mà các nhà thầu đưa ra bảng chào giá hoặc năng lực nhân sự để gửi cho bên mời thầu nhằm chứng minh năng lực và khả năng cạnh tranh cho một dự án nhất định.
  • Bỏ thầu là cách mà các nhà thầu/NĐT đưa ra mức giá thầu (trả giá thầu/ bỏ thầu) khi tham đấu thầu.
  • Trúng thầu là kết quả lựa chọn nhà thầu sau khi mở thầu, đây là cách nói khác khi nhà thầu tham dự được chọn để thực hiện gói thầu.
  • ...

Mua sắm công là gì?

Mua sắm công (tiếng Anh: Public Procurement) hay còn gọi là mua sắm của chính phủ (tiếng Anh: Government procurement) là việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ do các tổ chức nhà nước thực hiện. Với 12% GDP toàn cầu năm 2018, mua sắm chính phủ chiếm một phần đáng kể trong nền kinh tế thế giới.

Ở Việt Nam, mua sắm công được điều chỉnh bởi Luật Đấu thầu và Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017. Trong đó đại đa số hoạt động mua sắm công được thực hiện theo hình thức đấu thầu, dựa theo Luật đấu thầu.

Đấu thầu có phải chỉ dành cho mua sắm công?

Do đặc điểm môi trường kinh doanh của Việt Nam mới mở cửa do tư nhân trong vài chục năm qua nên đấu thầu ở Việt Nam gắn với Nhà nước là chủ yếu (bên mời thầu chủ yếu là các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nhà nước; sử dụng ngân sách nhà nước). Thị trường này thường được gọi là thị trường mua sắm công.

Trên thực tế không phải chỉ có đầu tư công mới sử dụng hình thức mời thầu. Các doanh nghiệp tư nhân lớn (VD như Vingroup...) muốn tìm các đối tác họ cũng phải triển khai hình thức đấu thầu. Cả quốc tế cũng vậy, các phương thức đấu thầu cũng không mấy khác biệt so với Việt Nam.


Tin liên quan

Tin mới