Vốn hóa thị trường là gì? Ý nghĩa của vốn hóa thị trường

Để đầu tư chứng khoán, nhà đầu tư cần tìm hiểu doanh nghiệp mình mua cổ phiếu đang hoạt động kinh doanh ra sao, báo cáo tài chính của doanh nghiệp đó… để đánh giá tiềm năng lợi nhuận từ cổ phiếu. Vốn hóa là thuật ngữ quan trọng mà nhà đầu tư cần biết khi phân tích cổ phiếu. Thuật ngữ này được sử dụng để phân loại cổ phiếu của công ty, giúp nhà đầu tư lựa chọn mua cổ phiếu tùy theo khẩu vị rủi ro. Index.vn sẽ chia sẻ các thông tin hữu ích về vốn hoá dưới đây giúp các nhà đầu tư chứng khoán hiệu quả.

Vốn hoá thị trường là gì?

Vốn hóa thị trường là căn cứ đánh giá quy mô của doanh nghiệp.
Vốn hóa thị trường là căn cứ đánh giá quy mô của doanh nghiệp. 

Vốn hóa là tổng giá trị hiện tại của một doanh nghiệp, trong một khoảng thời gian cụ thể. Vốn hóa bao gồm: Tổng giá trị cổ phiếu đang lưu hành, nợ dài hạn và thu nhập được giữ lại. 

Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cần lưu ý về vốn hoá thị trường. Vốn hoá thị trường là tổng giá trị từ những vốn cổ phần mà công ty đang phát hành. Đây là tổng số tiền bỏ ra để mua lại công ty ở thời điểm hiện tại.

Tỷ lệ vốn hóa là gì?

Nhà đầu tư cần hiểu rõ tỷ lệ vốn hoá là gì khi muốn đầu tư chứng khoán. Tỷ lệ vốn hóa (capitalization rate) là khái niệm gắn với tỷ trọng của một loại vốn vay/cổ phần với tổng giá trị vốn hóa thị trường của công ty. 

Các công ty lớn thường sẽ có nhiều loại cổ phần, vốn vay. Tỷ lệ vốn hóa được sử dụng, thể hiện sự quan trọng của từng loại cổ phần trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp đó.

Vốn hóa thị trường được tính bằng công thức sau: 

Vốn hóa thị trường = Giá cổ phiếu hiện tại  x Tổng số lượng cổ phiếu đang lưu hành.

Ví dụ: Doanh nghiệp X có 60 triệu cổ phiếu được bán với giá 10 USD/cổ phiếu. Giá trị vốn hóa thị trường của công ty X sẽ là 60 triệu x 10 = 600 triệu USD.

Vốn hóa có ý nghĩa như thế nào? 

Sau khi nắm được vốn hóa là gì, cách tính vốn hóa doanh nghiệp, chúng ta cần phải hiểu ý nghĩa của vốn hóa đối với doanh nghiệp và nhà đầu tư, cụ thể như sau:

Với doanh nghiệp 

  • Làm nổi bật quy mô cũng như vị thế của doanh nghiệp này so với doanh nghiệp khác trên thị trường.

  • Các công ty hoạt động lâu năm và đi đầu ngành là biểu hiện rõ nhất của vốn hóa cao. Trái lại, với các doanh nghiệp mới thành lập, chịu ảnh hưởng nặng từ các biến động khác nhau trên thị trường thường có vốn hóa thấp

Với nhà đầu tư

  • Khi đầu tư cổ phiếu, xác định cụ thể mức rủi ro và tính thanh khoản là điều cần thiết với một nhà đầu tư.

  • Trong tương lai, tiềm năng phát triển của các loại cổ phiếu cũng cần được xem xét cụ thể. Tốc độ tăng trưởng chậm nhưng ổn định, về lâu dài đem lại lợi nhuận cao cho các công ty có vốn hóa lớn. Ngược lại, sự tăng trưởng nhanh và mạnh sẽ là tiềm năng với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

  • Không dừng lại ở đó, vốn hóa còn cung cấp đa dạng sự lựa chọn, đồng thời xác định rủi ro khi đầu tư cổ phiếu.

Yếu tố nào ảnh hưởng đến vốn hóa thị trường của doanh nghiệp?

Vốn hóa thị trường là giá trị quan trọng giúp nhà đầu tư đánh giá vị thế của một doanh nghiệp. Đặc trưng vốn hóa chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố ảnh hưởng đến giá trị thực tế. Vốn hóa thị trường không cố định, mà biến động theo thời điểm. Vậy yếu tố nào ảnh hưởng đến vốn hóa doanh nghiệp?

Vốn hóa thị trường không cố định, mà biến động theo thời điểm.
Vốn hóa thị trường không cố định, mà biến động theo thời điểm.
  • Thứ nhất là giá trị cổ phiếu doanh nghiệp, cổ phiếu biến động giá liên tục do các yếu tố: Thị trường, các sự kiện của doanh nghiệp, hoạt động giao dịch của công ty, hoặc các ảnh hưởng từ tình hình trong nước và quốc tế…
  • Thứ hai là hoạt động thu mua các cổ phiếu đã phát hành của công ty và mua vào cổ phiếu quỹ.

Có mấy loại vốn hóa? 

Vốn hóa được chia làm 2 loại cơ bản: Vốn hóa trong kế toán và vốn hóa trong tài chính.

Vốn hóa trong kế toán 

Đối với ngành kế toán, vốn hóa được xác định trên bảng cân đối kế toán qua việc ghi nhận các khoản chi phí tài sản.

Bên cạnh đó, một khoản cho thuê vốn là việc chuyển một khoản thuê hoạt động ngoài bảng cân đối sang bảng cân đối kế toán và ghi nhận lại, điều này được nhắc đến tương đối nhiều trong vốn hóa với ngành kế toán.

Muốn làm được điều này, đầu tiên kế toán viên cần xác định giá trị ngay thời điểm hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê hoạt động trong tương lai, đồng thời trên bảng cân đối kế toán phải ghi lại số tiền dưới dạng tài sản nợ tương ứng.

Vốn hóa trong tài chính

Ngoài giá trị sổ sách, giá trị thị trường của một doanh nghiệp là điều mà các nhà đầu tư cần lưu ý trong quá trình phân tích. Giá trị cổ phiếu một doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị thị trường của vốn.

Giai đoạn thừa hoặc thiếu vốn là điều không thể tránh khỏi đối với các doanh nghiệp. Doanh thu doanh nghiệp không còn đủ khả năng để chi trả chi phí vốn là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng thiếu vốn.

Lưu ý về vốn hóa doanh nghiệp và đầu tư chứng khoán

Vốn hóa doanh nghiệp là thông tin quan trọng mà nhà đầu tư cần làm rõ. Việc hiểu rõ đặc điểm vốn hóa trước quyết định đầu tư sẽ giúp các chứng sĩ giảm thiểu rủi ro và có quyết định phù hợp nhất.

Phân biệt vốn hóa và vốn chủ sở hữu

Vốn hóa và vốn chủ sở hữu là hai thuật ngữ có khá nhiều người nhầm lẫn với nhau. Thực tế, đây là 2 loại khác nhau:

  • Vốn hóa thị trường là căn cứ đánh giá quy mô của doanh nghiệp. Tuy nhiên, giá trị vốn hóa của công ty sẽ có biến động theo thời gian, phụ thuộc vào giá trị cổ phiếu và số lượng phát hành. Vốn hóa có thể không phản ánh giá trị thực của công ty tại thời điểm hiện tại.
  • Vốn chủ sở hữu là căn cứ tính toán và đánh giá giá trị thực của công ty. Giá cổ phiếu không ảnh hưởng đến vốn chủ sở hữu doanh nghiệp, mà tài sản cố định sẽ là những yếu tố quyết định. Vốn chủ sở hữu không biến động theo thời gian.

Ảnh hưởng của vốn hóa với đầu tư chứng khoán

Vốn hóa là giá trị giúp giới đầu tư đánh giá tiềm năng, cơ hội phát triển của cổ phiếu:

  • Vốn hóa càng cao, giá trị cổ phiếu càng lớn, nhà đầu tư cần cân nhắc ngân sách để chọn hình thức đầu tư và mã chứng khoán phù hợp.
  • Ngoài thông tin về vốn hóa, nhà đầu tư chứng khoán cần tìm hiểu các thông tin khác về doanh nghiệp: Kế hoạch kinh doanh, báo cáo tài chính… Để quyết định có nên đầu tư mã chứng khoán này hay không? 
  • Khi bạn đang so sánh giữa các doanh nghiệp để quyết định mã chứng khoán đầu tư. Công ty vốn hóa lớn sẽ là lựa chọn an toàn hơn. Bởi tính an toàn, uy tín của các công ty có vốn hóa lớn trên thị trường, sẽ giúp hoạt động đầu tư được bảo đảm.
  • Các doanh nghiệp có vốn hóa nhỏ, tiềm năng tăng giá cao, phù hợp để lướt sóng. Tuy nhiên, rủi ro là khá lớn, dễ gặp các tình trạng đầu cơ, đẩy giá ảo. Nhà đầu tư cần thận trọng, tìm hiểu thông tin công ty vốn hóa nhỏ trước khi quyết định.

Chiến lược đầu tư hiệu quả dựa trên vốn hóa 

  • Chiến lược đầu tư dài hạn với các công ty vốn hóa lớn hoặc trung bình. Những người có khẩu vị rủi ro thấp, thì nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn là lựa chọn lý tưởng. Bởi nhóm cổ phiếu này sẽ tăng trưởng ổn định nhưng không đột phá. Lợi nhuận nhà đầu tư nhận được sẽ là: Chênh lệch giá cổ phiếu và hoạt động trả cổ tức của doanh nghiệp. 
  • Chiến lược đầu tư ngắn hạn, lướt sóng sẽ phù hợp với nhóm cổ phiếu vốn hóa trung bình và nhỏ. Tuy nhiên, người chơi chứng phải cẩn trọng khi quyết định lướt sóng cổ phiếu. Lưu ý cân nhắc các yếu tố sau: Khả năng chấp nhận rủi ro như thế nào? Khoảng thời gian đầu tư cho cổ phiếu là bao lâu? Mục tiêu tài chính là bao nhiêu?
  • Nên đa dạng danh mục đầu tư, cho nhiều nhóm cổ phiếu với mức vốn hóa khác nhau. Phân chia tài chính theo tỷ lệ phù hợp cho các nhóm, sẽ giúp giảm rủi ro, gia tăng lợi nhuận hiệu quả.

Các danh mục vốn hóa thị trường

Việc phân loại nhóm cổ phiếu dựa trên quy mô vốn hóa thị trường giúp nhà đầu tư chọn đúng cổ phiếu cho mục tiêu đầu tư và khả năng chấp nhận rủi ro của mình.
Việc phân loại nhóm cổ phiếu dựa trên quy mô vốn hóa thị trường giúp nhà đầu tư chọn đúng cổ phiếu cho mục tiêu đầu tư và khả năng chấp nhận rủi ro của mình.

Các doanh nghiệp niêm yết được phân loại theo giá trị vốn hóa thị trường. Việc phân loại nhóm cổ phiếu dựa trên quy mô vốn hóa thị trường giúp nhà đầu tư chọn đúng cổ phiếu cho mục tiêu đầu tư và khả năng chấp nhận rủi ro của mình. Các nhóm vốn hóa thị trường phổ biến nhất cho cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam gồm:

Nhóm Giá trị vốn hóa thị trường
Vốn hóa siêu nhỏ (Microcap) Dưới 100 tỷ đồng
Vốn hóa nhỏ (Smallcap) Từ 100 tỷ đồng đến dưới 1.000 tỷ đồng
Vốn hóa vừa (Midcap) Từ 1.000 tỷ đồng đến 10.000 tỷ đồng
Vốn hóa lớn (Largecap) Trên 10.000 tỷ đồng

Nhà đầu tư chứng khoán khi tham gia thị trường cần tìm hiểu kỹ về thị trường, doanh nghiệp và các thuật ngữ liên quan. Vốn hóa thị trường là thông tin quan trọng, giúp nhà đầu tư đánh giá quy mô doanh nghiệp, cơ hội đầu tư sinh lời. Hy vọng chia sẻ trên đây của index.vn sẽ giúp bạn đọc hiểu được vốn hóa là gì? để có chiến lược đầu tư chứng khoán hiệu quả. 


Tin liên quan

Tin mới